Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Radar và hiệu ứng Doppler

Vào năm 1842, nhà vật lý học người Áo Christian Doppler đã phát hiện ra hiện tượng sóng sẽ bị thay đổi tần số nếu như người quan sát chuyển động so với sóng. Nói một cách đơn giản, nếu bạn chuyển động đủ nhanh thì các âm thanh tới tai bạn sẽ méo hơn so với mức bình thường, ánh sáng truyền tới mắt bạn cũng sẽ bị biến đổi so với khi bạn đang đứng yên.

(pix courtesy of Wikipedia – Under Creative Commons License)

Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các thiết bị radar dân dụng và quân sự để xác định tốc độ, hướng và khoảng cách từ radar tới các vật đang di chuyển. Không chỉ như vậy, hiệu ứng Doppler còn cho phép bạn có thể theo dõi hướng đi của các cơn bão và giúp cho việc chuẩn bị đối phó với bão dễ dàng hơn.

We've picked something up on radar!

Các radar áp dụng hiệu ứng Doppler phát sóng để xác định các vât thể di chuyển (ví dụ một chiếc máy bay đang bay trên không trung). Sự khác nhau giữa sóng phản xạ lại và sóng ban đầu được phát ra sẽ giúp cho radar xác định khá chính xác được vận tốc của vật thể di chuyển. Để xác định được các cơn bão, radar phát sóng điện từ lên trên không trung. Các sóng điện từ này khi đập vào cơn bão (các hạt nước nhỏ hoặc băng trên không trung) sẽ phản xạ lại. Radar ở nơi khác sẽ nhận lại sóng phản xạ này và phân tích dữ liệu để xác định xem liệu có cơn bão nào hay không và mức độ tàn phá của nó là như thế nào.

Hiệu ứng Doppler cũng được sử dụng trong các máy đo tốc độ của cảnh sát trên đường. Trong tự nhiên, dơi là loài vật sử dụng hiệu Doppler để “nhìn” và định hướng trong khi bay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét