Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Cuộc bạo loạn tại Anh tháng 8 năm 2011

Bạo động bùng phát tuần rồi sau khi cảnh sát bắn chết một người đàn ông 29 tuổi, có 4 người con, trong khu Tottenham nghèo nàn ở gần đó.

Một số tin nói rằng người đàn ông dùng súng bắn cảnh sát khi họ chận chiếc xe của ông lại. Nhưng một cuộc điều tra của cảnh sát hôm thứ Ba nói rằng khẩu súng tìm thấy ở hiện trường chưa được sử dụng. Chưa rõ lý do cảnh sát bắn chết người đàn ông này.
Thứ Sáu, 12 tháng 8 2011; Thủ tướng Anh David Cameron công bố các biện pháp chống bạo loạn:
- Chính quyền đang tính tới việc ngưng các trang mạng kết nối xã hội mà những kẻ nổi loạn sử dụng để phối hợp hoạt động.
- Tăng cường sự hiện diện của cảnh sát ở London, với 16.000 cảnh sát viên, cũng như sẽ tính tới việc điều động quân đội hỗ trợ.
Thủ tướng Anh cũng nói rằng các vụ bạo động này không phải là về vấn đề chính trị hay biểu tình, mà là kết quả của một nền văn hóa vốn “ca ngợi bạo động.” Ông nhắc lại rằng cảnh sát đã được cho phép sử dụng vòi rồng, gậy và đạn nhựa khi cần thiết.

Một tổ chức bảo vệ quyền lợi của giới truyền thông cho biết họ “lo ngại” về sự hợp tác giữa công ty Canada sản xuất điện thoại di động Blackberry với giới hữu trách Anh, những người muốn xác định lai lịch của những kẻ gây rối ở London và các thành phố khác thông qua loại điện thoại tinh khôn này.
Hội Nhà báo Không biên giới cho biết công ty Blackberry đã cung cấp những thông tin cho Scotland Yard về một số những người sử dụng Blackberry. Những kẻ gây rối và hôi của ở Anh đã có thể nhanh chóng tổ chức thông qua những tin nhắn được mã hóa trên Blackberry.
Hội Nhà báo Không biên giới nói rằng họ không hề có ý định giảm thiểu tầm nghiêm trọng của tình hình ở Anh, nhưng họ tin rằng cung cấp thông tin cá nhân cho cảnh sát đặt ra một tiền lệ không tốt ở một quốc gia Tây phương và có thể có “những hậu quả đáng kể” cho việc nêu gương cho các chính phủ khác.

Nhóm này nói rằng họ “kinh ngạc” khi thấy một số chính khách đề nghị Blackberry tạm ngưng cung cấp dịch vụ. Họ thúc giục chính phủ Anh “loại bỏ khả năng đóng cửa hoặc giới hạn đáng kể việc sử dụng các mạng lưới xã hội.”

Hội Nhà báo Không biên giới cũng bày tỏ quan tâm về việc Thủ tướng Anh David Cameron gợi ý rằng các đài truyền hình có bổn phận cung cấp cho cảnh sát những đoạn phim không dùng về những vụ gây rối. Nhóm này nói rằng việc đó sẽ biến các công ty truyền hình thành “tổ chức phụ thuộc của cảnh sát và phương hại nghiêm trọng tới sự độc lập của họ.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét