Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Quan điểm về chiến tranh điện tử của Không Quân Mỹ

Tổng kết các cuộc xung đột vũ trang xảy ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ II Lầu năm góc đã không ngừng tăng cường quan tâm đến các vấn đề của chiến tranh điện tử (Electronic Warfare-EW). Bộ chỉ huy lực lượng không quân Mỹ đã mở rộng đáng kể phạm vi của khái niệm “chiến tranh điện tử” và xác định rõ vai trò, vị trí, và nội dung của chiến tranh điện tử trong hoạt động chiến đấu của lực lượng không quân.

Các chuyên gia quân sự Mỹ, tổng kết các cuộc xung đột vũ trang xảy ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nhấn mạnh rằng “việc chiếm ưu thế trong lĩnh vực sử dụng năng lượng điện-từ ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong các cuộc xung đột. Hệ quả của nó là lãnh đạo lầu năm góc đã không ngừng tăng cường quan tâm đến các vấn đề của chiến tranh điện tử (EW). Riêng Bộ chỉ huy lực lượng không quân Mỹ đã mở rộng đáng kể phạm vi của khái niệm “chiến tranh điện tử" và xác định rõ vai trò, vị trí, và nội dung của chiến tranh điện tử trong hoạt động chiến đấu của lực lượng không quân”.



Cho đến giữa những năm 70 của thế kỷ 20 thuật ngữ “chiến tranh điện tử” (Electronic Warfare-EW) trên các báo chí quân sự được định nghĩa là một hoạt động tác chiến điện tử hoặc là phương thức, biện pháp đối đầu quân sự trong lĩnh vực sử dụng bức xạ điện từ, được sử dụng để mô tả cái gọi là “phương thức đối phó điện tử “ (Electronic Counter Measures – ЕСМ), “phương thức phản-đối phó điện tử” (Electronic Counter-Countermeasures - ЕССМ) và “đảm bảo điện tử” cho các phương thức này (Electronic Support Measures - ESM). Các cuộc xung đột ở Đông Nam Á, Trung Đông, Libya và vùng vịnh Ba Tư, cùng với việc trang bị cho quân đội các hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử mới, các hệ thống điều khiển mới có hiệu quả cao đã buộc phải xem xét lại quan điểm sử dụng các hệ thống điện tử trên chiến trường. Kết quả lực lượng không quân Mỹ đã soạn thảo và xây dựng các luận điểm lớn về sử dụng các thiết bị điện tử đảm bảo cho tác chiến quân sự hiện đại. Trong lực lượng không quân Mỹ, hệ thống các luận điểm này được gọi là “tác chiến điện tử” (Electronic Combat - EC).

Theo quan điểm hiện đang tồn tại trong lực lượng không quân Mỹ thì EC không nằm trong số các nhiệm vụ hàng đầu trong các chiến dịch của không quân. Nhưng đồng thời EC cũng không chỉ còn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo, mà trong một tương lai rất gần EC sẽ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến độc lập khác. Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của tác chiến điện tử và những thay đổi trong nội dung cụ thể của nó.

Theo đánh giá của Bộ chỉ huy lực lượng không quân Hoa Kỳ, tác chiến điện tử bao gồm lý thuyết và thực tiễn ứng dụng năng lượng điện từ bằng các thiết bị trinh sát, trang bị vũ khí kỹ thuật tác chiến và các hệ thống điều khiển. Về tổng thể, EC xây dựng và thực hiện tổ hợp các biện pháp nhằm chế áp các hệ thống phòng không của đối phương (Supression of Enemy Air Defences - SEAD) và chế áp các hệ thống chỉ huy tác chiến của đối phương (Command, Control and Communication Countermeasures - CCM).

Để chiếm ưu thế trên không thì cùng với việc chế áp các hệ thống phòng không cần phải chế áp cả các hệ thống chỉ huy tác chiến của đối phương. Trong trường hợp này, EC trực tiếp tham gia giải quyết nhiệm vụ tác chiến, vừa duy trì tính độc lập, vừa đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Điều này cho thấy xu hướng đan xen và hòa nhập các nhiệm vụ của EC với các nhiệm vụ của lực lượng không quân.

Mục tiêu của chiến tranh điện tử, theo quan điểm của các chuyên gia NATO, là cần phải chế áp được hoạt động của các phương tiện của đối phương trong các giải phổ bức xạ điện từ được xác định và sử dụng các giải phổ này một cách hiệu quả. Để thực hiện việc này họ đưa ra các biện pháp sau đây: Tổ chức kiểm tra giám sát các giải phổ bức xạ sóng vô tuyến đã xác định; sử dụng các dấu hiệu ngụy trang và bức xạ từ các thiết bị điện tử của đối phương để thu nhận thông tin; loại bỏ khả năng hoạt động của các thiết bị điện tử của đối phương trong giải phổ bức xạ điện từ; đảm bảo duy trì khả năng sử dụng hiệu quả bức xạ điện từ hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện có nhiễu mạnh và đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt; đảm bảo cho hoạt động tác chiến của quân đội.

Tính liên tục và kịp thời đảm bảo cung cấp thông tin chính xác; phân bố tối ưu và sử dụng hợp lý thông tin, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, ý đồ và kế hoạch tiến hành chiến dịch; phối hợp sử dụng đồng bộ các thiết bị gây nhiễu và vũ khí hủy diệt cùng với không quân và lục quân; chỉ huy tập trung tác chiến điện tử và thực hiện phân cấp nhiệm vụ thực hiện bằng các lực lượng và phương tiện tương ứng là những nguyên tắc tổ chức và tiến hành tác chiến điện tử quan trọng nhất khi thực hiện các chiến dịch trên không.

Tác chiến điện tử bao gồm các phương thức sau: rút lực lượng và phương tiện khỏi nguy cơ bị tác động của đối phương; sử dụng lực lượng và các phương tiện tác chiến điện tử; chế áp các phương tiện tác chiến điện tử, trinh sát, chỉ huy và vũ khí phòng không của đối phương; tiêu diệt chúng bằng các vũ khí hỏa lực. Bộ chỉ huy không quân Mỹ cho rằng, để đạt được hiệu quả tác chiến điện tử tối đa cần phải sử dụng hợp lý tất cả các phương thức trên, đồng thời phải linh hoạt lựa chọn phương thức thực hiện tùy thuộc vào nhiệm vụ tác chiến, mức độ nguy cơ từ đối phương, trên cơ sở lực lượng và phương tiện sẵn có.

Coi việc chế áp các hệ thống chỉ huy của đối phương là một bộ phận của tác chiến điện tử, Bộ chỉ huy không quân Mỹ đặt mục tiêu làm vô hiệu hóa khả năng chỉ huy các đơn vị của đối phương, trong khi vẫn duy trì được khả năng chỉ huy các đơn vị và phương tiện của mình. Đồng thời cùng với việc chế áp bằng các thiết bị điện tử cần sử dụng các loại vũ khí hỏa lực để tiêu diệt các hệ thống chỉ huy và thông tin lên lạc của đối phương.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, việc đầu tiên là cần phải xác định được chính xác đối tượng cần chế áp - đó là các hệ thống điện tử có tầm quan trọng quyết định trong quá trình tiến hành chiến dịch của đối phương. Việc đánh giá đúng các điểm yếu của đối tượng cần chế áp và thực lực trang thiết bị tác chiến điện tử hiện có là cơ sở để lựa chọn phương thức tối ưu chế áp đối phương: tiêu diệt bằng hỏa lực, tạo nhiễu, tạo thông tin giả, trinh sát vô tuyến nhằm mục đích sử dụng thông tin của đối phương phục vụ cho lợi ích của mình.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét