Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Nga chế tạo siêu vũ khí điện từ

Các nhà khoa học Nga đã phát minh một loại siêu vũ khí. Thiết bị mới có thể làm dừng xe tăng, máy bay, tên lửa. Nó phát ra xung điện từ công suất mấy tỷ Watt.

Vũ khí này loại khỏi vòng chiến thiết bị điện tử mà thiếu nó thì không thể có chiến tranh hiện đại, nhưng không gây tổn hại cho con người.

Nếu đối phương không còn máy tính, radar, khí tài nhìn điểm, kính ngắm điện tử và hệ thống định vị GPS, đối phương đó có thể coi là đã bị đánh bại.

Công suất của thiết bị mới có thể sánh với công suất một lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử. Nhưng để khởi động vũ khí không cần phải các thiết bị phức tạp và thời gian chuẩn bị dài.

Toàn bộ công nghệ được đặt trong một chiếc vali nhỏ. Bán kính sát thương của thiết bị được điều chỉnh trong phạm vi từ 200-1.000 m. Nhưng nó có một nhước điểm, các nhà thiết kế thuộc Viện Vật lý mang tên P.N. Lebedev.

Ở địa hình đông dân cư, xung điện tử làm hỏng không chỉ trang thiết bị của kẻ địch mà cả các đồ dùng sinh hoạt trong nhà của thường dân. Tuy nhiên, phương thức chiến tranh này có thể gọi là nhân đạo. Một tủ lạnh hay một đài radio không làm việc là những tổn thất cỏn con trong điều kiện có chiến tranh.


T-50 áp dụng công nghệ tàng hình plasma và ngụy trang điện tử

Máy bay chiến đấu thế hệ 5 T-50 PAK FA của hãng Sukhoi (Nga) sẽ ứng dụng công nghệ tàng hình mới giúp máy bay không bị phát hiện ngay cả bằng mắt thường.

Công nghệ tàng hình plasma

Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22 và cả J-20 của Trung Quốc, dùng các kết cấu góc cạnh làm tán xạ sóng điện từ đi tất cả các hướng, kết hợp với các vật liệu mới và lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar để giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…

Tuy nhiên, đối với PAK FA T-50, Nga lại áp dụng công nghệ hoàn toàn mới là "tàng hình plasma" hay còn được biết đến với tên gọi “công nghệ tàng hình chủ động”.

Công nghệ này sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện radar. Khí ion hóa sẽ bao trùm toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Công nghệ tàng hình ngụy trang

Tuy nhiên, Nga không chỉ muốn máy bay của mình tàng hình trước radar của đối phương mà còn tàng hình ngay cả đối với mắt thường và các khí tài quang học. Điều đó thúc đẩy Nga phát triển một công nghệ tàng hình hoàn toàn mới là "ngụy trang điện tử" bằng việc sử dụng các vật liệu đặc biệt.

Bề mặt của máy bay sẽ được chụp ảnh theo thời gian thực, trong môi trường nó đang hoạt động. Thông qua máy tính tiên tiến và sử dụng các vật liệu đặc biệt, máy ảnh sẽ chiếu những hình ảnh lên bề mặt của máy bay để làm cho nó trông giống như bầu trời và địa hình xung quanh, đồng nghĩa với việc khoác lên PAK FA một chiếc áo ngụy trang.

Công nghệ "ngụy trang điện tử" này từng được công chúng biết đến trong bộ phim "Die Another Day", khi chiếc xe hơi Aston Martin của điệp viên 007 vô hình với mắt thường.

T-50 sẽ ứng dụng công nghệ "tàng hình điện tử"

Khi đó, T50 có thể thực hiện phi vụ tấn công mặt đất vào ban ngày mà không nhất thiết phải tấn công ban đêm giống như một số máy bay tàng hình của Mỹ như loại đã bị giải nhiệm F-117, và có thể cả loại sắp đưa vào trang bị F-35.

Tàng hình có thể giúp cho T50 chiếm được lợi thế trong không chiến khi mà phi công của đối phương không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, F-35 được trang bị với hệ thống cảm biến quang điện hiện đại, cho phép phi công nhìn xa hàng trăm km với màn hình hiển thị nhiệt phát ra từ một PAK FA.

Cho dù các máy bay T50 sẽ có công nghệ "ngụy trang điện tử" hay không, thì điều quan trọng là Mỹ sẽ triển khai một lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 5 đủ mạnh, có khả năng đáp ứng với các thách thức tiềm năng như PAK FA của Nga hoặc J-20 của Trung Quốc.

Mỹ sẽ cần một số lượng đủ lớn máy bay chiến đấu thế hệ 5 để giảm thiệt hại, chống lại những đối thủ tiềm năng và có ưu thế về số lượng trong một cuộc chiến tranh với một sức mạnh không quân lớn.

Quốc hội Nga đang xem xét các tác động của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình này cho các quốc gia khác. Ngoài Ấn Độ, Nga có thể bán PAK FA cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được gỡ bỏ, hoặc cho các nước Arab nếu Mỹ từ chối bán F-35, cũng như Venezuela, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và có lẽ ngay cả Trung Quốc, khi mà PAK FA được đánh giá cao hơn so với J-20 còn nhiều ẩn số.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Truyền thông mạng thay đổi bầu cử Singapore

Năm 2011 là một mốc quan trọng trong nền chính trị Singapore, không chỉ vì cuộc Tổng tuyển cử và bầu cử Tổng thống diễn ra trong cùng một năm mà vì sự phổ biến nổi bật của truyền thông xã hội trong một quốc gia nơi mà truyền hình, đài phát thanh và báo chí thuộc sở hữu nhà nước.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter và ngay cả trang web chia sẻ video Youtube đều được sử dụng để đề cập các vấn đề về chính sách quốc gia và những bất bình trong cộng đồng.

Tiền lệ đã được thiết lập từ hồi các cuộc Tổng tuyển cử tháng Năm. Các mạng xã hội cho các ứng cử viên đối lập, vốn có ít ngân sách hơn so với phe chính phủ, có được một sân chơi cân bằng hơn.

Truyền thông xã hội đã được sử dụng để nhanh chóng đáp ứng các ý kiến của ​​nhân dân và huy động quần chúng trong các cuộc tuần hành ở sân vận động sau các cuộc tụ họp vào ban đêm hoặc giờ ăn trưa ở các khu kinh doanh.

Các vấn đề gây tranh cãi như Bộ trưởng được trả lương cao nhưng dường như không phải chịu trách nhiệm về vụ kẻ khủng bố chạy trốn (vụ đào thoát ở nhà tù Mas Selamat), lũ lụt ở khu mua sắm Orchard Road, dòng chảy của tài năng nước ngoài nhập vào và chi phí cao của nhà ở công cộng và giao thông vận tải.

Thậm chí Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tổ chức một cuộc trò chuyện trên Facebook để thu hút các cử tri lần đầu tiên bỏ phiếu, là thế hệ trẻ có hiểu biết về internet và không thuộc vào thế hệ cử tri truyền thống như cha mẹ của họ.

Điều này dường như đã dẫn đến một sự thay đổi trong mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhân dân Singapore. Các mạng xã hội đã cung cấp một địa điểm cho các công dân xả nút chai đóng kín về các điều bất mãn.

Nhà bình luận xã hội và blogger nổi tiếng Lee Kin Mun, người được biết đến như Mr. Brown, cho biết:

"Truyền thông xã hội đã trở thành công cụ thích hợp vào đúng thời điểm. Có một bộ phận dân số lớn hơn của cử tri xuất phát từ một thế hệ trẻ không ngại lên tiếng. Họ không phải phụ thuộc vào đảng cầm quyền và không dễ dàng bị đe dọa. "

Thể hiện mạnh mẽ

Đảng Hành động Nhân dân (PAP), đảng cầm quyền của đất nước kể từ khi độc lập vào năm 1965 vẫn giành phần lớn số ghế trong Quốc hội hồi tháng Năm, nhưng phe đối lập đã có sự thể hiện mạnh mẽ nhất trong lịch sử chính trị của quốc gia này.

Sự suy giảm hậu thuẫn cho đảng PAP đã tạo áp lực về hưu trí cho hai cựu vị Thủ tướng.

Cha đẻ của Singapore, đồng thời là Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu, cùng Bộ trưởng cao cấp đã nghỉ hưu Goh Chok Tong đều là cố vấn cho con trai của ông Lý, người đang là đương kim Thủ tướng.

Tổng thống S.R. Nathan, người cũng là một thành viên của đảng PAP, tuyên bố đầu tháng Bảy rằng ông không tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba nữa.

Khi một nhà quan sát chính trị kỳ cựu nói, "Singapore sẽ bầu ra một tổng thống mới vào ngày thứ Bảy trong số bốn thành viên - tất cả đều nêu tên ông Tân.

Mỗi một người trong số các ứng cử viên đều tự tạo khoảng cách với đảng cầm quyền, mặc dù họ đã từng liên kết với chính phủ ở dạng này hay dạng khác trong chặng đường nghề nghiệp chính trị của họ. Điều này có một chút gì đó giống như việc người ta đi lựa chọn kem vanilla để mua. "

Trang web chính thức của tổng thống cho biết, "Tổng thống, người được bầu và thủ đắc quyền hạn phủ quyết, sẽ có quyền kiểm tra liệu Chính phủ có lợi dụng dự trữ tài chính của quốc gia, hoặc làm suy yếu sự toàn vẹn của các dịch vụ dân sự bằng cung cách ưu tiên, thiên bị hay không".

Mr.Brown nghĩ rằng "cuộc bầu cử tổng thống khác so với cuộc tổng tuyển cử, bởi vì mức độ quan tâm thấp hơn có do vai trò của nó không quan trọng như bỏ phiếu bầu Quốc hội."

"Tuy nhiên, truyền thông xã hội vẫn đóng một vai trò của nó. Hoạt động trực tuyến diễn ra không ngừng. Mọi người tiếp tục vẫn chia sẻ quan điểm trực tuyến và rất thẳng thắn. "

Phép thử cho đảng

Ngày cuối cùng vận động tranh cử đã kết thúc. Cuộc bầu cử ngày 27 tháng Tám được xem như một phép thử cho đảng cầm quyền.

Trong một bài bình luận do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, Murray Hiebert và Lie Nathanael Santoso viết:

"Cuộc bầu cử tổng thống có thể được xem như biểu tượng của xu hướng tiến hóa trong nền chính trị của Singapore."

"Qua cuộc bỏ phiếu này, quốc gia thành thị đang thử nghiệm các mô hình, trong đó bao gồm sự cởi mở và cạnh tranh rộng lớn hơn. Nền chính trị của Singapore có vẻ đang thích nghi với một thời đại mới.

"Sự nhấn mạnh về cạnh tranh, tiếp cận với các cử tri, và tính chất cơ sở trong cuộc bầu cử này có thể cung cấp những gợi ý về những gì sắp diễn ra. "

Hôm thứ Bảy, có thể có những cái "đầu tiên" xảy ra.

Theo một nhà quan sát chính trị ", nếu một ứng cử viên độc lập thắng, đây sẽ là một điều khó chịu cho đảng PAP.

Nếu ứng cử viên đảng cầm quyền, Tiến sĩ Tony Tan thắng, các nhà phân tích sẽ xem xét liệu ông có thực sự nhận được hơn năm mươi phần trăm số phiếu hay không. Nếu Tiến sĩ Tân được ít hơn một nửa số phiếu đại cử tri, ông sẽ là tổng thống thuộc thiểu số đầu tiên ở Singapore."

Ông Brown nói với BBC, "Chúng tội không thể quá nhấn mạnh vào vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng chúng tôi cũng không thể nói nó không quan trọng."

"Thực tế là mọi người vẫn đang thảo luận và đó là một dấu hiệu lành mạnh. Nó là một sự tự thể hiện thân theo những cách khác nhau, cho dù đó là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc trong các 'kopi tiams' (hay các quán cà phê). "

Ông cũng nói thêm, "Bất cứ người nào chiến thắng sẽ phải quen với sử dụng internet và sự cởi mở mới trong thế giới truyền thông xã hội. Một khi bạn đạt điểm tới hạn, như chúng ta đã làm trong cuộc bầu cử tháng Năm, sẽ không thể đảo ngược trở lại. Mọi người sẽ không còn chịu yên lặng nữa. "

Theo BBC