Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Lực lượng tên lửa chiến lược xóa hết dấu vết

Các tổ hợp cơ động của lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) sẽ được ngụy trang theo công nghệ mới. Thiết bị kỹ thuật có khả năng mô phỏng bệ phóng sẽ được cung cấp cho quân đội vào năm tới.
Thiết bị kỹ thuật loại mới cho phép che giấu sự chuyển động của các tổ hợp tên lửa. Thiết bị này làm thay đổi dấu vết thực sự và tạo vết xe giả dẫn đến những mục tiêu và đối tượng không thật. Blog RVSN trên mạng Internet giới thiệu những bức ảnh của thiết bị này. Chiếc xe MIOM 15M69 được thiết kế cho đội lái gồm bảy người, có thể tự thực hiện nhiệm vụ cũng như kết hợp với các tổ hợp tên lửa cơ động "Yars" và "Topol-M". Mỗi máy trang bị tổ hợp lăn đường để tạo đường mòn giả và mang theo mấy container để mô phỏng hình ảnh và nhiệt động trong qúa trình di chuyển các bệ phóng tên lửa. Một tổ hợp có thể mô phỏng sự di chuyển của 6 bệ phóng tên lửa.
Chuyên viên Viktor Litovkin, tổng biên tập tờ "Quan sát quân sự độc lập" cho rằng, cần phải ngụy trang các tên lửa trong thành phần lực lượng chiến lược: “Trong Hiệp ước START-3 chỉ rõ khu vực bố trí các tổ hợp tên lửa cơ động với diện tích 50 km vuông. Tuy nhiên, không chỉ dẫn các tọa độ chính xác. Trong bối cảnh Mỹ đang phát triển hệ thống giáng đòn toàn cầu (ở nước này có hơn 4 nghìn tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân), thì không thể loại trừ khả năng các tên lửa này có thể tấn công vào lực lượng chiến lược kiềm chế hạt nhân của Nga. Vì thế, cần phải ngụy trang các tổ hợp tên lửa để phòng tránh vụ tấn công”.
Về trang bị thêm các lực lượng tên lửa chiến lược thì qúa trình này tiến hành theo kế hoạch. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, đến tháng 9 năm nay, lực lượng RVSN được cấp 1/4 tổng số lượng các tổ hợp tên lửa hiện đại "Yars" và "Topol-M" mang tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 5.
Theo TNN Nga.

Đêm qua pháo thủ Nga luyện tập bắn máy bay không người bằng tên lửa "Pantsir-S"

Tại thao trường (tỉnh Astrakhan), trung đoàn phòng thủ tên lửa thuộc quân khu Đông đã hoàn thành nhiệm vụ sử dụng tên lửa phòng không và hệ thống pháo (ZRPK) "Pantsir-S", "Interfax-AVN" cho biết hôm thứ Sáu, dẫn lời trung tá không quân Vladimir Deryabin.
Đơn vị tên lửa phòng không đã nhận 6 tổ hợp "Pantsir-S", và đã thành công hoàn thành việc bắn mục tiêu trên đất và trên không với tên lửa và vũ khí pháo, "- ông nói.
"Cuộc chiến tên lửa được tiến hành vào ban đêm với các mục tiêu trên không, mô phỏng máy bay không người lái và các loại vũ khí có độ chính xác cao," – ông V.Deryabin cho biết.
"Tất cả các mục tiêu được giao bị phá hủy tại một khoảng cách tối đa," - đại diện không quân cho biết.
Theo TNN Nga.

Quân khu Nam tiếp nhận các hệ thống tiêu diệt máy bay tàng hình

Trong trang bị của các đơn vị thuộc Quân khu Nam đã bắt đầu tiếp nhận hệ thống tên lửa chống máy bay tiên tiến "Tor-M1-2U", được đưa tới Quân khu Nam trong khuôn khổ các đơn đặt hàng Nhà nước.
Loạt AAMS "Tor-M1-2U" đầu tiên đã tới nơi, - như tin đưa từ cơ quan báo chí của Quân khu.
Đến cuối năm nay, những vũ khí này sẽ được trang bị cho các đơn vị phòng không đóng quân trên địa bàn vùng Volgograd.
"Tor-M1-2U” sẽ thay thế cho các tên lửa chống máy bay tầm ngắn "Osa” "Tor", "Tor-M1" hiện đang phục vụ. Hệ thống tên lửa chống máy bay "Tor-M1-2U" có tính năng dự trù tiêu diệt máy bay, trực thăng, khí cụ bay không người lái, tên lửa có điều khiển và những thành tố khác của vũ khí chính xác, bay ở tầm cao trung bình, thấp và rất thấp trong trong không gian phức tạp và điều kiện nhiễu. Hệ thống mới có thể triệt hạ các tên lửa hành trình và máy bay tàng hình (chế tạo theo công nghệ "Stels”).
Theo TNN Nga.

Nguy cơ chiến tranh mạng: một "click" nhắp chuột đến sự sụp đổ

Số lượng các đợt tấn công mạng trên toàn thế giới trong năm 2013 sẽ tăng vọt, ngoài ra đây sẽ là những cuộc tấn công có mục tiêu và các chiến dịch quy mô lớn theo đơn đặt hàng của các cơ quan chính phủ. Kết luận trên được nêu lên trong bản dự đoán của công ty chống virus “Kaspersky Lab”. Còn cơ quan tình báo Mỹ thì dự đoán đối đầu toàn cầu trong không gian mạng sẽ diễn ra trong vòng 20 năm tới.
Theo các chuyên gia phân tích của " Kaspersky Lab", trong năm sau việc trộm cắp thông tin mật từ các cơ quan chính phủ cũng như các công ty tư nhân trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ diễn ra với mật độ thường xuyên hơn. Các đợt tấn công mạng sẽ chủ yếu nhằm vào những mục tiêu quan trọng như chủ thể các cơ sở hạ tầng tiện ích đô thị hoặc giao thông.
Những tập đoàn mạng đại gia sừng sỏ như Google và Facebook sẽ có thể kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ trong chế độ thời gian thực. Đồng thời, với tốc độ phát triển công nghệ truyền thông ngày càng tăng, chính phủ các quốc gia sẽ nhận được khả năng kiểm soát không giới hạn công dân của mình. Nhưng cả công dân cũng có thể đưa ra những thách thức đáp trả với chính quyền.
Toàn bộ lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay là cực kỳ nguy hiểm trong điều kiện phát triển theo hướng xã hội thông tin của chúng ta, Chủ tịch Hiệp hội bảo mật thông tin Gennady Yemelyanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài "Tiếng nói nước Nga":
“Bởi vì có một quả mìn đang được đặt dưới xã hội thông tin này. Nếu chúng ta không phát triển những biện pháp bảo mật thích hợp, điều đó sẽ đe dọa nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Bởi vì khi tất cả chúng ta đều phụ thuộc hoàn toàn vào những công nghệ thông tin và một khi chúng đột ngột bị khóa chặn, thì trên thực tế đó là một cuộc đột quị. Thí dụ bạn hãy tưởng tượng rằng khắp nơi bị mất điện. Sự nguy hiểm của kiểu tấn công này ở chỗ là nó là dễ dàng thực hiện trên phương diện tài chính và kinh tế. Chỉ cần có những bộ não tốt am hiểu kỹ càng về CNTT là đủ”.
Các cơ quan tình báo của Mỹ đã gửi đến Hội đồng tình báo quốc gia báo cáo tổng quát về các mối đe dọa không gian mạng hiện nay nhằm vào Hoa Kỳ. Trung Quốc được cho là “đối tượng đe dọa nhiều nhất trong không gian mạng”, báo The Los Angeles Times cho biết. Nga, Pháp, Israel và các nước khác cũng tham gia tình báo mạng, nhưng không thâm hiểm và xảo quyệt như Trung Quốc. Dù sao chăng nữa, Nga không thực hiện hành vi trộm cắp có hệ thống những bí mật thương mại từ các công ty Hoa Kỳ vì lợi ích của các doanh nghiệp trong nước.
Trong khi đó, các thành viên của các diễn đàn quốc tế về an ninh không gian mạng Cyber Security Asia 2012, được tổ chức vào những ngày đầu của tháng Mười hai, cũng đồng ý với nhau rằng vấn đề chính của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin nằm ở chỗ các quốc gia không thể thỏa thuận với nhau về việc như thế nào thì được cho là khủng bố không gian mạng. Việc phát triển các phần mềm độc hại hiệu quả nhất đang được chính phủ một loạt các nước tài trợ để tiến hành chiến tranh không gian mạng. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo rằng những phát triển này sau đó không lọt vào tay những kẻ khủng bố có khả năng biến thể các virus và sử dụng chúng để phục vụ những mục tiêu của mình mà hoàn toàn không bị kiểm soát. Do vậy mà ngày nay đã tồn tại nguy cơ gặp rối rắm trong chính mạng không gian của mình và chỉ cần một nhắp chuột duy nhất có thể dẫn đến việc vô hiệu hóa toàn bộ nền văn minh.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Áo choàng tàng hình tương lai của Mỹ có gì?

Lầu Năm Góc cho biết họ đã bước đầu thành công phát triển loại áo choàng khiến các binh sĩ hoàn toàn tàng hình, thậm chí trước kính nhìn đêm.
Bức ảnh quảng cáo về vật liệu tàng hình mới của HBC
Loại áo choàng này được chế tạo từ vật liệu ngụy trang 'Quantum Stealth', giúp người mặc có thể trở nên hoàn toàn vô hình bằng cách uống cong các tia sáng phía sau làm nó trở nên trong suốt. Những nhà nghiên cứu của Lầu Năm Góc thậm chí còn so sánh nó với áo tàng hình của phù thủy Harry Potter nổi tiếng và nói áo tàng hình mới thậm chí đánh lừa được các loại camera hồng ngoại.Tập đoàn chế tạo công nghệ tàng hình sinh học - HBC (Hyperstealth Biotechnology Corp) có trụ sở ở Canada, đảm nhận dự án cho biết họ không thể công bố bất kì bản mẫu nào cho đến khi thành công hoàn toàn.Trong khi đó, Guy Cramer Giám đốc điều hành của HBC cho biết, ông không quan tâm đến sự nghi ngờ của một số nhà quan sát khi mà "những người cần biết về khả năng của Quantum Stealth đã được nhìn thấy nó".Ông Cramer cho biết: "Hai nhóm riêng biệt của quân đội Mỹ và 2 nhóm khác đến từ Lực lượng phản ứng nhanh Canada đã chứng kiến trực tiếp khả năng tàng hình của loại vật liệu mới này và chúng tôi không phải miêu tả bằng video".Theo quảng cáo của HBC, đây là loại vật liệu khá nhẹ và rẻ. Họ cũng cho biết, các nhóm kiểm định đến từ Mỹ và Canada đã xác nhận nó có tác dụng tốt trước camera hồng ngoại và ống nhòm tầm nhiệt.Đây sẽ loại vật liệu tối cần thiết để chế tạo quần áo cho các phi công, những người luôn phải đối mặt với nguy cơ phải nhảy dù xuống địa phận của đối phương khi gặp tai nạn, chiếc áo sẽ giúp họ ẩn ấp chờ cứu hộ.Bên cạnh đó, các lực lượng đặc nhiệm cũng sẽ cần đến chúng để thực hiện những cuộc đột kích vào ban ngày. Trong tương lai, HBC hi vọng sẽ đẩy cao được công nghệ để trang bị cho vỏ tàu ngầm và máy bay chiến đấu, khiến chúng vô hình ngay cả khi áp sát đối phương.
Sức mạnh của các lực lượng được trang bị áo tàng hình sẽ tăng lên gấp bội so với hiện nay
Điều đó sẽ giúp chúng hoàn toàn biến mất trên radar cũng như trong tầm mắt đối phương, sẽ chẳng còn gì ngoài tiếng động cơ và tiếng súng.Ông Cramer cho biết: "Hiệu quả của việc tàng hình không chỉ ở chỗ tấn công đối phương không sợ bị phát hiện mà nó còn tạo ra hiệu ứng tâm lí gây rối loạn và hoảng sợ trong quân địch, giúp những lực lượng có khả năng tàng hình dễ dàng chiến thắng".

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Việt Nam đứng thứ 11 toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng

Đây là công bố mới nhất của Tập đoàn bảo vệ máy tính quốc tế Synmatec cho biết trong hội nghị lãnh đạo an ninh thông tin Đông Nam Á do Bộ Công an, Sở thông tin – truyền thông TPHCM, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG phối hợp tổ chức sáng ngày hôm qua.
Theo đó, số lượng các vụ tấn công có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc lên đến trên 82 cuộc mỗi ngày. Các cuộc tấn công này lợi dụng các mạng xã hội và phần mềm độc hại nhằm có được khả năng truy cập bất hợp pháp tới những thông tin nhạy cảm.
TS Vũ Quốc Khánh, giám đốc VNCERT cho biết phần lớn các sự cố bị tấn công xâm nhập vào hệ thống mạng ở Việt Nam là do không tuân thủ các quy chế về an toàn thông tin và việc sử dụng mật khẩu kém an toàn.

Syria tấn công gần phi trường, cắt Internet

Các lực lượng Syria đã phát động một cuộc tấn công dữ dội tại Damacus gần phi trường quốc tế hôm thứ Năm, chính phủ Syria đồng thời cắt Internet trên khắp nước và cắt các dịch vụ điện thoại di động tại một số khu vực.

Quân đội Syria tấn công các cứ địa của phe nổi dậy tại nhiều thị trấn dọc theo con đường dẫn tới phi trường. Một chiến binh nổi dậy nói phe nổi dậy không có mặt bên trong phi trường quốc tế, nhưng đã phong tỏa các trục lộ dẫn tới phi trường này.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria, có trụ sở tại Anh, nói những vụ giao tranh dữ đội nhất bùng nổ giữa các binh sĩ chính phủ và phe nổi dậy tại các thị trấn Babila và Hujaira, nằm về hướng đông nam thủ đô và tại Harran al-Awamid, ở mạn đông phi trường.

Cuộc giao tranh diễn ra sau khi mạng Internet bị gián đoạn, khiến các hãng hàng không EgyptAir và Emirates Airlines, có trụ sở đặt tại Dubai, phải tạm ngưng các chuyến bay trực chỉ Damacus.

Tin nói rằng toàn bộ mạng Internet bị cắt đã được hai công ty có trụ sở ở Hoa Kỳ và chuyên theo dõi các nối kết Internet xác nhận.

Đây là điều chưa từng xảy ra trong cuộc nổi dậy kéo dài 20 tháng chống Tổng thống Bashar al-Assad.

Nhà cầm quyền Syria thường cắt điện thoại và Internet tại những khu vực nơi mà các lực lượng chính phủ đang phát động các chiến dịch quân sự lớn.

Đài truyền hình thân chính phủ trích lời Bộ trưởng Thông tin Syria nói rằng chính những kẻ “khủng bố” chứ không phải nhân viên nhà nước, chịu trách nhiệm trong vụ cắt dịch vụ internet trên khắp nước.

Giá trị gia đình trước sự tấn công của các phương tiện điện tử

Các loại thiết bị điện tử di động khác nhau ngày càng chiếm vị trí nổi bật hơn trong cuộc sống của con người hiện đại. Tuy nhiên, chúng không chỉ đem lại tiện ích thoải mái cho cuộc sống mà mà còn gây ra những mối nguy hại. Các tiện ích không chỉ đe dọa sức khỏe thể chất của con người, mà còn đe dọa tính bền vững của các mối liên hệ gia đình.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thiết bị di động hiện đại đe dọa cân bằng tình cảm và hạnh phúc gia đình. Con người trở nên gắn bó với các tiện ích đến nỗi họ chỉ xa rời các thiết bị di động khi chìm vào giấc ngủ. Kết quả là, thời gian mà nhẽ ra họ dành để tiếp xúc với vợ con lại bị tiêu phí trên mạng xã hội và truy cập Internet. Hơn nữa, ngay cả trong các buổi tiệc tùng, bạn cũng có thể nhìn thấy những người đàn ông trẻ cắm cúi trước điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của họ. Thành viên Ủy ban Khoa học và ứng dụng Nga Anton Korobkov-Zemlyansky nói: “Hiện giờ đang diễn ra quá trình mạng xã hội thay thế cho liên lạc trực tiếp. Chúng ta tưởng rằng mình đang giữ liên hệ với bạn bè và người thân ở các thành phố khác. Có vẻ như chúng ta không ngừng biết tất cả những điều xảy ra với họ trong cuộc sống. Với các mạng xã hội, bạn có thể nhìn thấy ảnh của mọi người, biết họ đi đâu, sức khỏe như thế nào. Nhưng loại thông tin liên lạc này không thể thay thế cho mối liên hệ thông thường. Con người không có nhu cầu gặp gỡ bạn bè nữa, vì hầu như đã biết tất cả những gì mà họ đang làm.”
Một vấn đề khác là các tiện ích không đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa thời gian rỗi rãi và thời gian làm việc. Thậm chí ở nhà, hoặc vào kỳ nghỉ, người ta vẫn kiểm tra email công ty và hoàn tất những công việc không đủ thời gian giải quyết tại văn phòng. Điều này không cho phép họ thư giãn, mà thường dẫn đến bệnh mất ngủ. Nhưng, ngay cả khi thiếp ngủ, không phải tất cả mọi người đều có thể quên đi điện thoại di động của mình. Tuy nhiên, rốt cuộc thì ta không cần phải tẩy chay tất cả các tiện ích di động. Nhà tâm lý học Nadezhda Ryabichkina cho biết: “Hiện nay, chúng ta không thể nào hình dung cuộc sống hiện đại mà không có những tiện ích cơ bản như điện thoại di động. Đương nhiên, nếu một người lạc vào môi trường nào đó mà không có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại, thì họ sẽ tìm ra cách giao tiếp khác rất nhanh chóng. Vì vậy, không có gì đáng sợ hãi.”
Rõ ràng là trong tương lai gần, cuộc tranh luận về tỷ lệ hữu ích và nguy hiểm của các thiết bị điện tử khác nhau sẽ không hề giảm đi.

Những thống kê bất ngờ về UAV Mỹ

Tỷ lệ tai nạn rất cao hay cần tới cả trăm người cho hoạt động của một chiếc UAV... là những điều ít biết về lực lượng máy bay không người lái của Mỹ.
Giải pháp thay thế Tomahawk

Năm 1998, chính quyền Mỹ ngừng lại chiến dịch tiêu diệt nhà lãnh đạo al Qaeda ở Afghanistan bằng tên lửa hành trình do tính chính xác trong tìm diệt mục tiêu không cao, ước tính có tới 300 người thiệt mạng do tên lửa trong khi thông tin tình báo chỉ đảm bảo 50%.

Vì vậy, Ủy ban 9/11 của Mỹ lưu ý: "Lầu Năm Góc cần lập kế hoạch nhằm tăng cường nỗ lực tìm một giải pháp thay thế chính xác hơn".

Năm 2000 và 2001, Không quân Mỹ vật lộn để thiết kế tên lửa chống tăng Hellfire phù hợp với máy bay trinh sát không người lái Predator.

Tại thời điểm đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhất trí, những chiếc Predator có vũ trang chưa sẵn sàng triể khai hoạt động.

Vụ sát thương đầu tiên được biết đến do máy bay không người lái có vũ trang thực hiện diễn ra lần đầu tiên năm 2001. Một chiếc Predator đã tiêu diệt Mohammed Atef, thủ lĩnh quân sự chỉ huy hàng đầu của al Qaeda ở Afghanistan.

UAV "rơi như mưa"
Ngày 4/12/2011, nổ ra vụ lùm xùm quanh việc một máy bay không người lái RQ-170 Sentinel của Mỹ bị rơi ở Iran.

Một quan chức Mỹ có liên quan tới chương trình đã đổ lỗi cho việc mất liên kết dữ liệu và sự cố chưa rõ khác.

Hai tuần sau đó, một bay không người lái Reaper không vũ trang lại bị rơi vào cuối một đường băng ở Seychelles.

"Điều này không có gì là ngạc nhiên", một quan chức quốc phòng bình luận với tạp chí Aviation Week & Space Technology và thông báo, Mỹ đã mất hơn 50 máy bay không người lái.

Tháng 7/2010, Không quân Mỹ đã xác định 79 vụ tai nạn máy bay không người lái với giá trị lên tới ít nhất 1 triệu USD/chiếc.

Các lý do chính cho các vụ tai nạn là do thời tiết xấu, liên kết thông tin liên lạc bị mất hoặc phá vỡ và "các yếu tố lỗi của con người", đại diện phía Không quân cho biết.

Trung tướng David Deptula, cựu phó giám đốc lực lượng tình báo Không quân nhận định một cách trung thực: "Rõ ràng, một số máy bay do thám mà chúng ta có ngày hôm nay, khi bạn đặt trong chúng trong một môi trường có tính đe dọa cao, chúng sẽ bắt đầu rơi từ bầu trời như mưa".

Bộ Quốc phòng chỉ nắm giữ 35% UAV

Tháng 10/2011, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) báo cáo, cơ quan đã cấp 285 giấy chứng nhận hoạt động cho 85 người sử dụng, bao gồm 82 loại máy bay không người lái.

FAA từ chối cung cấp thông tin về những người được chấp thuận, nhưng theo một tính toán không chính thức, khoảng 35% số máy bay do Lầu Năm Góc nắm giữ, 11% của NASA, 5% từ Bộ An ninh Nội địa.

Xu hướng  này vẫn đang tiếp tục phát triển. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đang điều hành hoạt động của 8 máy bay không người lái Predator.
Dưới áp lực từ các cuộc họp kín của Quốc hội của về hệ thống không người lái, chắc chắn đã có những việc vận động hành lang cho hoạt động của máy bay không người lái ở Mỹ.

Tháng 6/2011, một máy bay không người lái Predator để cử tới tuần tra biên giới Mỹ - Canada để giúp xác định vị trí của kẻ tình nghi bắt trộm gia súc ở Bắc Dakota. Đây là báo cáo đầu tiên về việc sử dụng máy bay không người lái để bắt giữ công dân Mỹ.

"Vươn vòi bạch tuộc"

Trong hơn một thập kỷ qua, máy bay không người lái đã trải qua việc khai thác trong quân đội cho các nhiệm vụ tiến công.

Hiện nay, có thể thấy hình ảnh một người lính bộ binh quản lý và sử dụng riêng một máy bay không người lái chỉ nặng khoảng 2 kg cho các nhiệm vụ trinh sát chiến thuật.  

Thậm chí, xu hướng tiếp theo là phát triển các máy bay thành các "viên đạn ma thuật", thực hiện các nhệm vụ cảm tử.

Lực lượng đặc nhiệm đã phát triển một loại đầu đạn có thể bắn từ UAV Predator, đủ sức phá hủy các loại cửa.
Gần đây, mẫu trực thăng không người lái K-Max có thể lái vận chuyển tiếp tế cho quân đội ở căn cứ hoạt động tiền tuyến tại Afghanistan.

Hãng Balloons thậm chí tung ra mẫu UAV Tempest, một dạng UAV mẹ có thể phóng tiếp các UAV giám sát cỡ nhỏ với tên gọi là “Ve sầu” (Cicadas) nhằm thể thu thập dữ liệu dưới mặt đất.

Bộ Ngoại giao Mỹ đang triển khai một hạm đội nhỏ máy bay không người lái giám sát để bảo vệ Đại sứ quán Mỹ ở Iraq.

Tóm lại: Ngày càng có nhiều máy bay không người lái đưa vào phục vụ và khả năng sử dụng, ứng dụng của chúng trong quân đội Mỹ dường như vô hạn.

Triển khai trong dân sự nhanh hơn quân sự

So với tốc độ phát triển trong lĩnh vực quân sự, việc áp dụng trong các hoạt động mang tính chất dân sự của các UAV còn chóng mặt hơn.

Nhà chức trách đã sử dụng máy bay không người lái và cả robot để thăm dò tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản nhằm điều tra thiệt hại sau thảm họa sóng thần năm 2011. nCác nhà khảo cổ học ở Nga đang sử dụng máy bay không người lái nhỏ với camera hồng ngoại để xây dựng một mô hình 3-D của các gò chôn cất cổ. Cò các nhà hoạt động môi trường sử dụng UAV Osprey để theo dõi và giám sát tàu đánh bắt cá voi của Nhật Bản. Thậm chí, các nhiếp ảnh gia đang phát triển các mẫu UAV để săn những mẫu ảnh độc nhất vô nhị.

Các UAV của Tập đoàn GALE sẽ sớm có thể bay vào tâm bão để theo dõi chính xác sức mạnh của cơn bão. Các kỹ sư Boeing đã phối hợp với các sinh viên MIT phát triển một ứng dụng trên iPhone nhằm quản lý UAV trong phạm vi 4.800 km.

ĐH Southampton cũng ghi dấu bằng việc sử dụng máy in 3D để chế tạo một máy bay không người lái với khả năng gây tiếng ồn gần như bằng 0, có thể được lắp ráp bằng tay trong vài phút.

Hầu hết UAV Mỹ đều... rất hiền

Dù mục đích phát triển cho các cuộc tấn công tiêu diệt được ưu tiên hàng đầu nhưng cho đến nay, phần lớn máy bay không người lái trong quân đội Mỹ được sử dụng cho các nhiệm vụ giám sát, tình báo, trinh sát (ISR).

Tuy nhiên, các UAV quân sự có khả năng bao quát rộng tới quy mô của cả thành phố, nếu phát triển khả năng ném bom sẽ gây ra thiệt hại lớn. "Các máy bay không người lái Gorgon Stare có thể bao quát “trọn vẹn một thành phố” và do đó, đối phương không có cách nào biết những gì quân đội đang làm, chúng ta có thể thấy tất cả mọi thứ", Thiếu tướng James O. Poss nói. Thế nhưng, Mỹ còn có những mẫu UAV có trần bay cao có thể chụp và gửi những bức ảnh đen trắng về gần như toàn bộ vịnh Ba Tư.

Các UAV trinh sát với hệ thống radar tiên tiến có thể quan sát hình ảnh chi tiết của Trái Đất và phát hiện dấu hiệu sinh/hóa học – biểu thị cho các dấu hiệu của vũ khí hủy diệt hàng loạt.

"Một đồng gà, ba đồng thóc"
Hầu hết máy bay không người lái trong Quân đội Mỹ đều cần nhiều hơn một người điều khiển.

Mỗi chiếc được triển khai cần khoảng 19 chuyên gia phân tích giám sát, các chuyên gia điều khiển cảm biến và một nhóm bảo trì.

Thậm chí, cần khoảng 168 người để đảm bảo hoạt động cho một chiếc Predator trên cao và 180 người cho người anh em lớn hơn của nó là UAV Reaper. Con số này cao hơn nhiều so với yêu cầu khoảng 100 người cho một máy bay phản lực chiến đấu F-16.

Để theo kịp với nhu cầu cao về nhân sự, Không quân Mỹ đã đào tạo lực lực lượng điều hành máy bay không người lái nhiều hơn so với phi công trong 2 năm qua.

Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, điểm đối ngược là, dù máy bay không người lái thường rẻ hơn so với máy bay có người lái (15 triệu USD cho một chiếc UAV Global Hawk so với khoảng 55 triệu USD cho một chiếc F-16), nhưng chi phí cho lắp đặt cảm biến và tai nạn thường xuyên lại bù lại khoản chênh lệch này.

Giết người bừa bãi

Trong hơn một thập kỷ qua, bên cạnh chiến trường Iraq, Afghanistan và Libya với số lượng các cuộc tấn công khó thống kê, còn có khoảng 300 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bên ngoài 3 chiến trường trên.  Trong số đó, 95% xảy ra ở Pakistan và còn lại ở Yemen và Somalia, giết chết hơn 2.000 lính du kích tình nghi và cả thường dân.

Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây thừa nhận rằng "rất nhiều cuộc tấn công" nhằm vào khu vực bộ lạc của Pakistan. Nhiều người nghi ngờ về một danh sách “các mục tiêu cần tiêu diệt bằng máy bay không người lái” của các cơ quan chính phủ Mỹ.

Cuốn sách xuất bản năm 2011: Top Secret đã tiết lộ "danh sách cần tiêu diệt” nằm trong tay Hội đồng An ninh Quốc gia, CIA và Bộ tư lệnh Lực lượng đặc biệt.

Con số thương vong từ các cuộc tấn công kể trên ngày càng tăng, Bộ Tư pháp Mỹ từ chối giải mật các bản ghi nhớ giải thích về thẩm quyền pháp lý để tiêu diệt các đối tượng trên. Thế nên, 85% các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra dưới thời Obama, không mấy người biết mục đích của chúng.

Vị trí số 1 bị uy hiếp

Mỹ đang là người đi đầu trong phát triển công nghệ máy bay không người lái, bỏ xa các đối thủ đằng sau. Theo tính toán, Mỹ chiếm 77% ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển máy bay không người lái và 69% hợp đồng mua sắm trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, theo ước tính, có nhiều quốc gia đang xây dựng và phát triển khả năng về máy bay không người lái, từ 44 lên 70 nước với 680 chương trình máy bay không người lái trên toàn thế giới, mức tăng đáng kể từ con số 195 năm 2005.

Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh với ít nhất 25 loại UAV đã triển khai hoặc trong quá trình phát triển.

Iran cũng đã chào hàng chương trình của riênng mình, gồm UAV được vũ trang "Đại sứ của tử thần". Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã mạnh bạo tuyên bố: "Thông điệp chính của Đại sứ của Tử thần là hòa bình và hữu nghị".

>> Iran có thêm máy bay không người lái
>> Iran tổ chức thi thiết kế UAV

Tương lai của máy bay không người lái

Giờ đây, Lầu Năm Góc tự hào có một phi đội với khoảng 7.500 máy bay không người lái,  tăng 1.500 lần từ con số 50 một thập kỷ trước.

Ngược lại, theo một báo cáo Quốc hội, số lượng máy bay có người lái giảm từ 95% tổng số máy bay của Bộ Quốc phòng năm 2005 xuống còn 69% sau 6 năm".

Trong thập kỷ tới, Lầu Năm Góc hy vọng số lượng "máy bay không người lái đa nhiệm” – có thể thực hiện nhiệm vụ ISR và tấn công, sẽ tăng 4 lần lên 536.

Năm 2011, Tập đoàn Teal - công ty tư vấn ước tính rằng, chi tiêu trên toàn thế giới về các phương tiện bay không người lái sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, từ 5,9 tỷ đến 11,3 tỷ  USD/năm.

Trong tương lai, máy bay không người lái sẽ thực hiện những chức năng kỳ vọng như: bay đằng sau lính bộ binh để giám sát, cảnh giới, có khả năng mang theo vũ khí laser để đánh chặn tên lửa đạn đạo, thực hiện nhiệm tiếp nhiên liệu trên không (>> chi tiết) và thực hiện các nhiệm vụ ném bom chiến lược tầm xa.

Xu hướng của nó là, giá thành rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn, tốc độ nhanh hơn, âm thầm, giết người chính xác và tự chủ hơn. Những thứ có thể vô hiệu hóa sự phát triển của các máy bay không người lái, chính là con người chúng ta chứ không phải công nghệ.
Theo Mạnh Thắng tổng hợp.   

Mỹ phát triển thiết bị cướp quyền điều khiển UAV

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Tổng hợp Texas đã chế tạo được một thiết bị trị giá gần 1.000USD cho phép cướp quyền điều khiển máy bay không người lái (UAV).
Hình ảnh từ camera trên khoang của UAV MQ-9 Reaper.
Thiết bị này có tên GPS spoofer, cho phép can thiệp vào hoạt động của hệ thống định vị GPS hoặc thay đổi đường bay của UAV, hoặc làm cho nó bị rơi.

Thiết bị được nghiên cứu chế tạo bởi nhóm khoa học có sự dẫn dắt của ông Todd Humphrey, chuyên gia nghiên cứu về radar dẫn đường.

Nguyên lý làm việc của GPS spoofer là: Thiết bị gửi cho UAV tín hiệu GPS mạnh hơn tín hiệu mà nó nhận được từ vệ tinh. Bằng cách đó, người ta có thể truyền cho UAV các tọa độ mới.

GPS spoofer được làm bằng các linh kiện có sẵn trong các cửa hiệu bán đồ điện tử bình thường. Việc lắp ráp hệ thống không khó. Khó khăn duy nhất khi chế tạo là viết phần mềm vốn không có sẵn trên thị trường.

Theo các nhà nghiên cứu, những kẻ ác ý không khó để tự chế tạo một thiết bị như vậy.  
Từ năm 2015, Mỹ dự định mở không phận cho các chuyến bay của UAV thuộc các cơ quan dân sự. Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Tổng hợp Texas, quy định có thể mở ra làn sóng khủng bố mới mà công cụ sẽ là các UAV bị cướp quyền điều khiển.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, điều đó không có nghĩa là thiết bị không thể sử dụng để cướp quyền điều khiển các UAV quân dụng (sử dụng kênh GPS mã hóa) của Bộ Quốc phòng Mỹ vì đó chỉ là vấn để nâng cấp phần mềm và bẻ khóa các thuật toán mã hóa.

Mỹ đang tiến hành một số dự án nghiên cứu nhằm bảo đảm an toàn cho các kênh liên lạc của UAV. Các dự án này được đặc biệt chú trọng sau khi năm 2009, người ta phát hiện ra các phiến quân Iraq sử dụng các đĩa liên lạc vệ tinh và phần mềm mua trên internet để chặn thu tín hiệu video của các UAV Mỹ. Phần mềm nói trên có tên SkyGrabber, được bán với giá 25,95 USD

Theo thông tin của Quân đội Mỹ, việc chặn thu tín hiệu video của UAV được thực hiện ở Iraq từ giữa năm 2008. Phiến quân Iraq làm được việc đó là do, lúc đó, các UAV RQ/MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper của Mỹ đã sử dụng các kênh liên lạc không mã hóa.

Tháng 12/2011, Iran đã bắt được UAV trinh sát RQ-170 Sentinel của Mỹ. Iran cho biết, họ chặn bắt được UAV này bằng cách làm ngừng hoạt động hệ thống điều khiển của nó. Tuy nhiên, người ta cũng phỏng đoán, Iran đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza do Nga cung cấp vào tháng 10/2011 để chặn bắt chiếc Sentinel.
 

Iran trưng bày UAV Scan Eagle tịch thu của Mỹ

Ngay sau khi thông tin về việc UAV Scan Eagle của Mỹ bị Iran "bắt sống" được đăng tải trên mạng.
Đoạn clip được phát tán từ trang mạng tiếng Iran YJC.ir (CLB Nhà báo trẻ - Young Journalists Club).

Trong đó, hình ảnh một chiếc Scan Eagle còn khá nguyên vẹn được quay chụp từ nhiều góc độ.

Phông nền phía sau UAV là bản đồ biển Đỏ, Vịnh Aden và eo biển Hormuz.

Chiếc UAV hầu như không phải chịu một hư hại nào, từ camera ghi hình tới cánh quạt và các chi tiết khác đều còn nguyên vẹn.

Trong clip, còn thấy một bàn tay và mũ lưỡi chai của một sĩ quan, có thể người này đang giới thiệu chiến lợi phẩm của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Sau đó, kênh truyền hình PressTV của Iran cũng có một bản tin nói về thông báo về sự kiện với những hình ảnh chi tiết hơn.
Theo Báo Đất Việt

Những kế hoạch toàn cầu của cơ quan gián điệp Mỹ

Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ quyết định mở rộng hoạt động đã vốn rất qui mô. Lầu Năm Góc lên kế hoạch tăng nhiều lần con số tình báo viên làm việc ở nước ngoài. Lọt vào tâm điểm danh sách này có các nước Iran, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Sau khi làm chủ toàn vẹn ở Trung Đông và phá tan hoang nửa khu vực này trong cuộc theo đuổi bóng ma al-Qaeda, giới quân sự Hoa Kỳ bắt tay tìm kiếm các đối tượng mới. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, hôm nay Mỹ đang cảm thấy sự đe dọa từ các nhóm Hồi giáo cực đoan di cư đến Châu Phi, nhưng lý do thực sự có thể lại hoàn toàn khác, - đó là nhận xét mà ông Alexei Mukhin, Giám đốc điều hành Trung tâm Thông tin chính trị chia sẻ với đài Tiếng nói nước Nga.
“Tôi nghĩ rằng trên thực tế, tình báo quân sự Mỹ bị thu hút bởi hoạt động tích cực của Trung Quốc trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp tại châu Phi, hơn là các nhóm Hồi giáo cực đoan ở đây.”
Ngoài ra, người Mỹ bày tỏ kỳ vọng thắt chặt kiểm soát khả năng chuyển giao vũ khí từ Iran và Bắc Triều Tiên tới các nước khác. Tuy nhiên, ông Alexei Mukhin tin rằng Hoa Kỳ sử dụng sự hợp tác kỹ thuật quân sự của Iran và Bắc Triều Tiên với các nước để biện minh cho ý đồ thâu tóm kiểm soát hai quốc gia này:
“Sự hợp tác kỹ thuật quân sự quốc tế của Iran và Bắc Triều Tiên được Mỹ quan tâm duy nhất nhằm mục tiêu làm mất hoàn toàn uy tín của hai chế độ, đồng thời ẩn giấu một lý do nghiêm trọng và nặng ký là giành giật ủy nhiệm thư hành động quân sự từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để chống lại các quốc gia này.”
Theo ước tính của các phương tiện truyền thông, hiện Mỹ có khoảng 500 nhân viên tình báo quân sự hoạt động ở nước ngoài. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn tăng ba lần con số này. Dĩ nhiên là không phải toàn bộ tiềm lực sẽ dùng để thâm nhập vào bí mật của giới Hồi giáo cực đoan và quân đội Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu Sergey Mikheev, Tổng giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị, việc tình báo Mỹ mở rộng quy mô hoạt động tại Nga cũng là một mối đe dọa rất thực tế.
“Người Mỹ vẫn tiếp tục cho rằng họ là cường quốc thống trị toàn cầu, họ tuyên bố toàn hành tinh là khu vực ảnh hưởng lợi ích sống còn của mình, và thực tế không có nước nào mà tình báo Mỹ không có hoạt động tích cực. Nga cũng được tình báo Mỹ đặc biệt quan tâm. Nga là quốc gia duy nhất sở hữu tiềm năng vũ khí hạt nhân đủ sức gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền quân sự Hoa Kỳ.”
Vì vậy, có thể chờ đợi trong tương lai các vụ bê bối gián điệp tiếp theo, liên quan đến hoạt động của tình báo quân sự Mỹ trên khắp thế giới.