Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Mỹ triển khai thêm 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska chống Bắc Triều Tiên


Hoa Kỳ sẽ triển khai 14 bệ phóng tên lửa ở Alaska để đối phó mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên và Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Charles Hagel cho biết hôm thứ Sáu rằng, gần đây Bắc Triều Tiên "đã đạt được những tiến bộ cũng như thực hiện loạt “hành động khiêu khích vô trách nhiệm và liều lĩnh". Quan chức nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ cần thiết vượt trước các mối đe dọa này. Trong tuần này, Bắc Triều Tiên đã răn đe sử dụng quyền phản công phủ đầu hạt nhân trong trường hợp bị Hoa Kỳ tấn công. Bình Nhưỡng gay gắt đòi chấm dứt cuộc tập trận quân sự lớn Mỹ-Hàn đang diễn ra trong khu vực.
Ông Heigl cho biết thêm rằng, tới năm 2017, 14 hệ thống chống tên lửa trị giá 1 tỷ USD sẽ được triển khai tại cơ sở Fort Greely ở Alaska. Hiện tại, bờ biển tây Hoa Kỳ đã có 30 tỏ hợp tên lửa phòng thủ.
Ngoài ra, vào hôm thứ Sáu Lầu Năm Góc cho biết rằng Hoa Kỳ sẽ từ chối giai đoạn 4 triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Nga vốn phản đối kế hoạch này. Giai đoạn 4 đề cập tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và mở rộng hệ thống lá chắn trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Giờ đây, kế hoạch được xem xét điều chỉnh vì các lý do kỹ thuật và tài chính.
Theo TNN Nga.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Máy bay do thám Mỹ bị rơi

Ngày 11.3.2013, máy bay của Hải quân Mỹ, được giao nhiệm vụ tiến hành chiến tranh điện tử và trinh sát bị rơi ở Prowler, phía đông Washington. Trên máy bay là phi hành đoàn gồm ba người.ảnh sát trưởng khu vực Lincoln là Wade Magers cho biết không có hy vọng họ thoát chết.

EA-6B (EW U.S)
Trong bầu trời trên phần phía Đông của Washington, máy bay chiến đấu thường xuyên tiến hành luyện tập. Máy bay đã được giao cho Hải quân Mỹ vừa bị rơi do phi đội "Viking" điều khiển, bao gồm các phi công mới được đào tạo.
Theo TNN Nga

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Trung Quốc đã có tính chất đặc thù của một cường quốc

Trung Quốc đã có được thuộc tính mới của một cường quốc. Đến năm 2020, hệ thống dẫn đường vệ tinh Beidou của nước này sẽ trở thành hệ thống toàn cầu. Điều này được ủy viên E Peytszyan tuyên bố. Hệ thống "Beidou" của Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự với GLONASS của Nga và GPS của Mỹ.
Hệ thống "Beidou" sẽ có thể cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới trong lĩnh vực dẫn đường và báo giờ với độ chính xác và độ tin cậy cao. Dành cho mục đích này sẽ thành lập nhóm 35 vệ tinh. Bây giờ đã có 19 vệ tinh và có thể cung cấp một loạt các dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải cho hầu hết các nước châu Á. Trung Quốc đã cung cấp cho họ dịch vụ định vị "Beidou" từ cuối năm ngoái. Chuyên gia độc lập Andrey Ionov cho biết rằng hệ thống được đưa vào hoạt động sớm hơn hạn định ba năm:
“Đối với các chương trình không gian của Trung Quốc, tôi muốn nhấn mạnh rằng đó tốc độ chưa từng thấy. Thông thường, họ chậm hơn nhiều. Tại sao họ đạt được tốc độ cao như vậy? Làm thế nào để liên quan đến hạn vào năm 2020? Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ trở ngại nào ngăn cản Trung Quốc thực hiện chương trình này, thậm chí có thể hoàn thành trước năm 2020. Điều này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thế giới.”
Ngày hôm nay, về nguyên tắc, tất cả khách hàng trên thế giới có thể sử dụng dịch vụ GLONASS của Nga và GPS của Mỹ. Các hệ thống này đang cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh và tin cậy. Vậy thì cần gì phải có thêm hệ thống định vị toàn cầu của Trung Quốc? Câu trả lời là rất đơn giản, ông Andrey Ionov nói:
“Định vị vệ tinh bây giờ là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của vũ khí chính xác. Một đất nước không có hệ thống dẫn đường vệ tinh của riêng mình, trên thực tế vẫn chưa có vũ khí chính xác. Một quốc gia có một hệ thống như vậy, thì không sợ rằng vũ khí chính xác của đất nước bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành sắt vụn. Điều này chắc chắn liên quan với an ninh quốc gia và quốc phòng.”
Trung Quốc quan tâm đến ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng gia tăng ở châu Á của đối thủ chính là Hoa Kỳ và tìm cách đáp trả. Rõ ràng, bước đột phá trong hệ thống định vị toàn cầu sẽ tăng cường an ninh của Trung Quốc. Nếu không có nó, Trung Quốc không thể thực sự cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đã công bố một dự án đầy tham vọng vào đêm trước phiên họp quốc hội. Tại hội nghị này sẽ hình thành ban lãnh đạo mới thế hệ thứ năm của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình và ê-kíp của ông cho thấy rằng họ có ý định tăng cường vai trò của Trung Quốc với tư cách là cầu thủ toàn cầu. Và để làm điều này họ cần đến những đột phá trong lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn đứng sau hai cường quốc là Hoa Kỳ và Nga.
Đặc biệt, trước hội nghị NPC Trung Quốc đã tuyên bố đưa vào sử dụng cảng quân sự mới tại Thanh Đảo dành riêng cho hạm đội tàu sân bay. Bây giờ Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay, nhưng mục đích thành lập nhóm tàu sân bay được đặt ra một cách rõ ràng.
Mục tiêu đạt bước đột phá trong thám hiểm vũ trụ cũng vậy. Mấy hôm trước đã công bố kế hoạch thực hiện một bước đột phá công nghệ trong xây dựng tên lửa mang thế hệ mới sử dụng nhiên liệu rắn. Địa điểm đặc biệt để bố trí tên lửa mang là sân bay vũ trụ thứ tư của Trung Quốc. Không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều sân bay vũ trụ như vậy. Sân bay mới sẽ được bố trí trên đảo Hải Nam - điểm gần nhất trong nước với đường xích đạo. Điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí nhiên liệu đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo. Trung Quốc có kế hoạch thực hiện tại đây 12 chuyến phóng tàu vũ trụ mỗi năm. Trước hết là vệ tinh hạng nặng, trạm không gian và phương tiện để khám phá không gian sâu thẳm.
Theo TNN Nga