Các hệ thống tác chiến điện tử có thể nhanh chóng đánh giá tình trạng của sóng điện từ trên chiến trường, gây nhiễu sóng trinh sát của đối phương, cũng như các hệ thống kiểm soát vũ khí và binh lính.
Xuất phát từ vị trí và vài trò của tác chiến điện tử, Bộ Quốc phòng Nga đã xếp lực lượng này quan trọng ngang hàng với các ưu tiên chính trị quân sự hàng đầu.
Trong những năm gần đây, Nga không ngừng tăng cường sức mạnh cho lực lượng tác chiến điện tử, trong đó tích cực sử dụng lực lượng tác chiến điện tử của Hải quân để thu thập các tin tức tình báo, đồng thời nghiên cứu chế tạo, biên chế các chủng loại vũ khí, kỹ thuật mới cho lực lượng Hải quân nước này.
Bộ Quốc phòng Nga đã xếp Lực lượng Tác chiến điện tử của Hải quân Nga quan trọng ngang hàng với các ưu tiên chính trị quân sự hàng đầu. |
Cụ thể, Hải quân Nga tích cực sử dụng các hệ thống vệ tinh để thu thập các thông tin tình báo tác chiến điện tử. Hải quân Nga hiện nay thu thập các thông tin tình báo điện tử chủ yếu thông qua hệ thống vệ tinh, máy bay và các tàu hoạt động trên biển. Trong đó, hệ thống vệ tinh tình báo của Nga rất phong phú và đa dạng.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga tiếp quản khoảng 300 vệ tinh để thu thập thông tin, 96% là vệ tinh dùng cho quân sự, các vệ tinh này không chỉ có lượng lớn mà còn đầy đủ các tính năng và chất lượng nổi trội.
Các vệ tinh tình báo của Nga bao gồm có vệ tinh giám sát trên biển; vệ tinh thăm dò radar và vệ tinh trinh sát vô tuyến điện. Ngoài ra, Nga còn sở hữu công nghệ không gian thuộc dạng hiện đại nhất thế giới.
Nhờ những loại kỹ thuận hiện đại, Hải quân Nga có thể nhanh chóng triển khai hệ thống các vệ tinh tình báo điện tử trên biển để thu được thông tin tình báo điện tử quan trọng, nhằm đề ra những đối sách phù hợp trong những trường hợp có sự có xảy ra trên biển và có khả năng kiểm soát và phá huỷ các vệ tinh tình báo của địch.
Bên cạnh đó, Nga còn sử dụng hàng trăm chiếc máy bay trinh sát tình báo các loại và hàng chục chiếc tàu thuyền làm nhiệm vụ thu thập các thông tin tình báo trên biển, đến các vùng biển tương ứng, để thu thập các thông tin tình báo điện tử của các quốc gia có liên quan.
Trong phương diện thu thập thông tin tình báo điện tử, Hải quân Nga đang tiếp tục thu thập hoạt động tình báo đối với một số nước như Mỹ, Nhật,…
Hải quân Nga đang sở hữu nhiều loại vũ khí tác chiến điện tử hiện đại. |
Ngoài ra, Nga còn phát triển Hệ thống Chỉ huy tác chiến điện tử trên biển, các Hạm đội của Hải quân Nga thông qua mệnh lệnh và hệ thống chỉ huy để chỉ huy hàng trăm máy bay và tàu thuyền cùng một lúc trong khu vực bị nhiễm sóng điện từ mạnh.
Trong khu vực tác chiến, hệ thống C3I có thể tấn công đối tượng trên quy mô lớn, đồng thời hiệp đồng có hiệu quả với các Hạm đội để phòng ngự phòng không trong chiến tranh điện tử.
Trong chiến đấu, các cảnh báo từ xa của Hạm đội Hải quân Nga và chỉ huy tác chiến điện tử chủ yếu là do máy bay cảnh báo sớm AN-72 và hệ thống C3I trên tàu đảm nhiệm. Các máy bay cảnh báo sớm, có thể phát hiện được các sóng ra đa mục tiêu ở cự ly 600 km.
Các Hạm đội ở khu vực gần và tầm trung sẽ đảm nhiệm tác chiến điện tử phòng ngự trong khu vực đó. Hải quân Nga chủ yếu là dựa vào hệ thống cảnh báo sớm được trang bị trên các tàu thăm dò radar và trên máy bay trực thăng Helix phiên hiệu Ka-29RLD.
Trong đó, hệ thống cảnh báo sớm trên máy bay trực thăng Helix chính là hệ thống angten được bố trí ở dưới thân máy bay; nó có đầy đủ tính năng thăm dò và trinh sát, kịp thời thông tin cung cấp các số liệu cho tàu chỉ huy như số liệu tình báo ở cự ly xa thông qua trang thiết bị trinh sát thăm dò có trên tàu, để từ đó giúp đỡ biên đội tàu tổ chức phòng ngự tác chiến điện tử.
Để từng bước nâng cao năng lực chỉ huy trong tác chiến điện tử trên biển, hiện nay Hải quân Nga tiếp tục sử dụng cảnh báo sớm của máy bay AN-74 trên tàu Kuznetsov, đồng thời tiếp tục tăng biên chế thêm hệ thống C3I trên các tàu sân bay mới, từng bước cải thiện tốc độ và khả năng tác chiến của các tàu trên biển.
Máy bay tác chiến điện tử
Máy bay tác chiến điện tử của Nga gồm có 3 loại, chủ yếu được cải tiến từ các loại máy bay khác.
Máy bay vận tải AN-12 được cải tiến thành AN-12PP được bố trí bộ phận gây nhiễu đánh lừa có thể che phủ ít nhất 05 tầng sóng ngắn. |
Thứ nhất, được cải tiến từ các máy bay vận tại cỡ lớn, dùng để chi viện gây nhiễu máy bay, như máy bay vận tải AN-12 được cải tiến thành AN-12PP; máy móc gây nhiễu được bố trí với công suất lớn và khá phức tạp, bộ phận gây nhiễu đánh lừa có thể che phủ ít nhất 5 tầng sóng ngắn, gây nhiễu radar và hệ thống thông tin liên lạc của địch.
Thứ hai, được cải tiến từ các máy bay chiến đấu, có nhiệm vụ đi theo đội hình và gây nhiễu đối phương, như máy bay Tu-16pp “badger – J ”, Tu-22E, các máy bay mang theo các trang thiết bị tác chiến điện tử như SPS-1, SPS2 và máy bay gây nhiễu kiểu mới SPS-44 có khả năng nhiễu sóng ra đa của đối phương ở giải tần từ 0~20Ghz.
Máy bay “con mắt – E” trang bị tác chiến điện tử chủ yếu là gây nhiễu hệ thống trinh sát điện tử Fasol, hiện Hải quân Nga có 60 chiếc như vậy.
Trực thăng Ka-27 có khả năng chặn tín hiệu và gây nhiễu trang thiết bị điện tử của đối phương. |
Thứ ba, các máy bay trực thăng được cải tiến thành máy bay trực thăng tác chiến điện tử như Mi - 8J, có khả năng gây nhiễu ra đa và gây nhiễu hệ thống thông tin. Ngoài ra, Hải quân Nga còn khoảng 60 trực thăng Ka-27 chủ yếu trên các chiến hạm, có khả năng chặn tín hiệu và gây nhiễu trang thiết bị điện tử của đối phương.
Hiện nay các trang thiết bị được bố trí trên các máy bay tác chiến điện tử của Nga đang có được những ưu thế riêng và nhiều đặc tính nổi trội mà các quốc gia khác không thể so kịp như các trang thiết bị thăm dò của Nga có bước sóng dài 2-3cm và nhiều hơn phân nửa các chùm sóng mà các nước phương Tây sử dụng; có độ chính xác cao, độ chính xác trong đo lường đạt 2-3 độ; có những trang thiết bị đã được phát triển đến tần số sóng cực thấp, có khả năng uy hiếp ra đa ở tần số 18 - 40Ghz.
Song nhược điểm của máy bay tác chiến của Hải quân Nga là không có đủ các linh kiện phần cứng điều khiển tiên tiến cho các trang thiết bị tác chiến điện tử.
Tên lửa chống bức xạ
Tên lửa chống bức xạ (ARM) là loại vũ khí tầm xa tấn công bằng điện tử có hiệu quả sát thương cao nhất, thường được sử dụng trong tấn công hệ thống C3I của kẻ địch nơi phát động chiến tranh, nó trực tiếp phá hủy các radar, hệ thống thông tin liên lạc và các trang thiết bị gây nhiễu của kẻ địch.
Tên lửa chống bức xạ (ARM). |
Hiện Nga phát triển ARM đến thế hệ thứ 3; Hải quân Nga sở hữu nhiều thế hệ tiên tiến nhất của ARM như KH-3, đây là hệ thống đã được Nga dùng trong chiến tranh Vùng Vịnh, có khả năng vượt trội so với tên lửa chống xạ thế hệ thứ 3 của Mỹ.
Nga đã biên chế KH—31 cho tàu “Admiral Kuznetsov”; KH-31 là loại tên lửa có hệ thống dẫn đường, nó không chỉ tấn công ra đa loại AN – MPQ - 53 mà còn có thể tấn công máy bay cảnh báo sớm như E-3A của Mỹ và các nước hiện có.
Hệ thống radar chiến hạm thăm dò đối phương
Hải quân Nga hiện sử dụng khoảng 30 loại trang thiết bị radar dùng trên chiến hạm để thăm dò đối phương. Trong đó, thiết bị radar trinh sát Brick là một trong những loại thiết bị được trang bị cho tàu ngầm.
Nga trang bị một loạt các thiết bị radar trinh sát trứ danh Clock cho các chiến hạm và radar gây nhiễu Side Ball. Hiện nay, Hải quân Nga đang sử dụng thiết bị radar trinh sát mới như Flat Road, Glass, radar gây nhiễu Bottle.
Một hệ thống radar cơ động thăm dò. |
Thiết bị trinh sát Glass áp dụng cho kỹ thuật trinh sát trên không. Theo đánh giá, thiết bị gây nhiễu Bottle có tính năng ngang bằng so với thiết bị AN/ SLQ-32 được sử dụng trên các chiến hạm Mỹ.
Trình độ kỹ thuật thiết bị radar dò tìm trên chiến hạm của Nga có trình độ ngang bằng với các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp,... Bên cạnh đó, nhờ việc học hỏi các kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đẩy mạnh phát triển máy tính, kỹ thuật số và các thiết bị radar dò tìm gắn trên chiến hạm của Nga có thể xử lý nhanh chóng, phân đoạn tín hiệu, thống nhất hóa năng lực trinh sát và gây nhiễu, cải thiện và nâng cao trình độ các thiết bị, rút ngắn khoảng cách với Mỹ.
Thiết bị quang điện đối kháng trên chiến hạm
Nga là nước đi đầu thế giới về lĩnh vực kỹ thuật quang điện đối kháng, thậm chí Nga còn sở hữu kỹ thuật đối kháng tia laser. Ưu thế loại kỹ thuật này chủ yếu hưởng lợi từ việc ra sức mở rộng truyền hình quân sự, thiết bị thăm dò bám theo tia hồng ngoại và laser dưới thời Liên Xô cũ trong những năm 1970.
Đồng thời những năm 1980, đầu tư nghiên cứu chiến lược và áp dụng vũ khí kỹ thuật laser. Lúc đó, Liên Xô bố trí hai loại vũ khí tia laser phản vệ tinh trên mặt đất, dùng phá hủy quỹ đạo vận hành trinh sát của Mỹ trên địa cầu.
Ngày nay, Nga tiếp tục gấp rút phát triển kỹ thuật điện quang đối kháng, nghiên cứu đề xuất thiết bị điện quang ứng dụng cho Hải quân như máy gây nhiễu hồng ngoại L1668IA, đây là máy được trang bị cho máy bay trực thăng trên chiến hạm, có thể gây nhiễu như là tên lửa không đối không Sidewinder và Falcon, tên lửa đất đối không Red Eye, Small Oak và tên lửa không đối không của Pháp Mica, các thiết bị gây nhiễu hồng ngoại này có tuổi thọ là 1.200 giờ.
Việc sử dụng thiết bị quang điện đối kháng mới làm cho chủng loại và chất lượng thiết bị quang điện đối kháng trên chiến hạm Nga phát sinh biến hóa và hiệu quả lớn hơn.
Hải quân Nga không chỉ có chiến hạm bắn tia hồng ngoại và đạn laser mồi nhử tiên tiến mà sử dụng cả thiết bị gây nhiễu và hệ thống cảnh báo laser của các quốc gia phương Tây như máy gây nhiễu hồng ngoại TSHU-17 và máy cảnh báo laser Spektr-F.
Thiết bị gây nhiễu hồng ngoại TSHU-17 có hình thức điều chỉnh đa dạng, đồng thời có thể đối phó được các loại tên lửa uy hiếp trên biển. Máy cảnh báo laser Spektr-F có thể cảnh báo 4 mục tiêu nguy hiểm bên cạnh tàu chiến hạm, với độ lệch chính xác ± 5 độ nên đưa ra số liệu góc ngắm và phương vị của mối nguy hiểm
Thiết bị gây nhiễu thụ động
Thiết bị gây nhiễu thụ động trên chiến hạm chủ yếu do kiểu bắn từ pháo cối và đạn gây nhiễu mồi nhử kết hợp tạo thành. Thiết bị gây nhiễu thụ động trên chiến hạm của hải quân Nga tương đối hiện đại.
Hiện nay hình thành hàng loạt trang bị được gắn với các loại chiến hạm lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, có hai ống bắn xoay tròn Pk-2, 16 ống bắn cố định Pk-16, 10 ống bắn cố định Pk-10.
Những thiết bị bắn này thông qua chỗ tiếp nối lắp ráp và ra-đa trên chiến hạm; các thiết bị cảnh báo trinh sát và hồng ngoại kết hợp với nhau, có thể căn cứ thuộc tính của mục tiêu uy hiếp, tự động lựa chọn bắn đạn mồi nhử thích hợp. Với các đạn mồi nhử, Hải quân Nga có đạn TSP-47, TSP-60U, SR-60; đạn hồng ngoại TST-47, TST-60U; đạn laser hỗn hợp/ hồng ngoại tiên tiến như SOM-50 và đạn tổng hợp như Sk 50.SOM-50 với đường kính 120ml, dài 12.26 li, trọng lượng 26kg.
Kích thước, trọng lượng SK-50 giống SOM-50. Các tính năng như diện tích phản xạ của đạn mồi nhử, phạm vi tỏa ra, thời gian trên không, cường độ bức xạ, thời gian bốc cháy của Nga tương đối bằng kỹ thuật các quốc gia phát triển phương Tây và phù hợp yêu cầu tác chiến hiện đại trên biển.
Thiết bị đối kháng âm thanh dưới nước
Kỹ thuật đối kháng âm thanh dưới nước của Nga khá hiện đại. Trong phương diện phá hủy âm thanh dưới nước của vũ khí từ xa, các loại vũ khí mới đại diện phương pháp phi âm thanh của Hải quân Nga về kỹ thuật thăm dò phản xô na và tính chủ động xô na có ngư lôi và thủy lôi, trong đó có các loại ngư lôi như ngư lôi siêu trọng phản chiến hạm DST-92, ngư lôi thả dù chống tàu ngầm APR-2E, ngư lôi hạng nặng chống tàu ngầm TEST-96 và ngư lôi USET-95; thủy lôi gồm có thủy lôi tự chìm SMDM, hệ thống thủy lôi chống tàu ngầm PMK-1 và thủy lôi kiểu tên lửa MSHM.
Trong số đó, ngư lôi hạng nặng DST-92 được áp dụng kỹ thuật tiên tiến phi âm thanh - thăm dò phản sonar, là loại ngư lôi tự động tấn công tàu hàng sân bay, các âm thanh mồi nhử và khí tài gây nhiễu trong nước có tác dụng hỗ trợ, trừ khi các thủy thủ được huấn luyện ứng phó bên ngoài, không thì cho đến nay chưa có biện pháp đối phó hiệu quả phương thức trên.
Trong phương diện chống nhiễu sóng âm dưới nước và gây nhiễu âm thanh, Hải quân Nga không chỉ áp dụng phổ biến cho các tàu ngầm nhằm đối phó khả năng thăm dò và làm suy yếu ngư lôi của đối phương, mà sử dụng nhiều đạn tạo khí để chống nhiễu sóng.
Hải quân Nga không chỉ áp dụng phổ biến các thiết bị gây nhiễu cho các tàu ngầm mà còn cho cả tàu chiến. |
Ngoài ra, Hải quân Nga còn sử dụng số lượng lớn tàu điều khiển gây nhiễu tiếng ồn và tự động gây nhiễu suy giảm thiết bị thăm dò của đối phương. Hải quân Nga có đạn âm thanh mồi nhử GPD-3 sau khi được bắn, nó có thể thăm dò tối đa ở cự ly 250m với vận tốc 15 hải lý/giờ.
GPD-3 rất hiện đại bởi nó có tiếng ồn gây nhiễu, gây nhiễu chọn lựa và có 3 phương thức mô phỏng âm thanh vọng lại; chúng do máy phát tiếng ồn xô na lắp đặt hiệu ứng băng từ nam châm tạo thành, dùng để mô phỏng tín hiệu đặc trưng đường đi của tàu ngầm, GDP-3 là có hai cách bắn tự động và có điều khiển. Trong đó, bắn tự động là để gây nhiễu ngư lôi địch, bắn điều khiển do người bắn dùng để khống chế thời gian bắn và đối phó với thiết bị truyền cảm xô na của tàu chiến đối phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét