Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ (Phần 3)

H. NHỮNG NHẬN ĐỊNH VÀ TIÊN ĐOÁN:

Người ta cho rằng có một đặc tính của các Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Mỹ là ưu tiên “thiếp lập quan hệ” với Âu Châu, xem như đó là một “nền tảng chiến lược”. Do vậy, trước khi ra tranh cử, Barack Obama đã qua Âu Châu để xây dựng “cây cầu liên kết”. Ngoài ra, các nhà chiến lược, chuyên gia về đối ngoại của đảng Dân Chủ đều dày kinh nghiệm Âu Châu hơn là kinh nghiệm các vùng khác trên hoàn vũ. Được biết Hoa Kỳ từng có một “tổng thống Mỹ của Âu Châu” là John Kennedy, ngày nay là Tổng Thống Barack Obama, ở giữa là các “tổng thống hụt” Al Gore và John Kerry, hai ứng cử viên được hơn 70% dư luận Âu Châu ủng hộ. Gore và Kerry đều đã thất cử, Kennedy chỉ thắng Richard Nixon trong đường tơ kẽ tóc. Obama giống Âu Châu ở cách hành xử với quân khủng bố: “nhờ luật sư hơn là nhờ biệt kích”. Trong thời gian tranh cử, Obama tuyên bố sẽ tiếp xúc với phía Iran "mà không cần điều kiện đi kèm nào". Người ta chờ xem ông ta sẽ làm gì với cái “không điều kiện” đó. Trong khi đó Obama còn các nan đề: Washington vẫn cần sự hỗ trợ của Nga trong việc giải quyết các vấn đề của Iran, Sudan, việc để Gruzia và Ukraina gia nhập NATO với tốc độ như thế nào, kế hoạch lắp hệ thống phi đạn tại Ba Lan và Czech, các vấn đề liên quan đến hạt nhân,việc đàm phán để cắt giảm hơn nữa kho vũ khí nguyên tử hay không. Đây là những thử thách đang chờ Obama để dân chúng Hoa Kỳ xem khả năng của ông ta và đảng Dân chủ thế nào.

Tương lai không xa, Hoa Kỳ phải đương đầu với hai thế-lực: “Cộng Sản biến dạng” (Nga Tàu) và “Hồi-giáo quá khích”. Hai thế lực nầy đều có cùng mục-đích là xóa bỏ chế-độ Tự do Dân chủ để thiết lập chế-độ giáo quyền hay đảng quyền độc tôn. Các thế-lực đó đang tàng trữ, sở đắc vũ-khí lợi hại là năng-lượng và các loại vũ khí của khối Cộng Sản trong thời chiến tranh lạnh còn lại. Ai kiểm soát nguồn năng-lượng sẽ làm bá chủ hoàn cầu. Tuy thế, đảng Dân Chủ chế-diễu đảng Cộng Hòa là “đã đem máu của thanh niên Mỹ để đổi lấy dầu hỏa để làm giàu!”.

Lịch sử cận đại cho thấy đảng Dân chủ đã ngang nhiên xem quyền lợi đảng lớn hơn quyền lợi của Hoa Kỳ. Cuộc rút lui ở Việt Nam những năm 1973 -1975, Mỹ đã thua trận nhục nhã khi đảng Dân Chủ kiểm soát chính phủ, quốc hội, đã tạo ra một “hội chứng Việt Nam” với bao nhiệu hệ lụy từ nó. Mới đây, cuối năm 2007, đảng Dân Chủ lại muốn tái diễn trò này tại Iraq. Đây là trò “giết người” vì sau khi quân Mỹ bỏ chạy theo ý của đảng Dân Chủ, sẽ bỏ lại những xáo trộn, chết chóc thảm thương,… mà theo như dự đoán, nó sẽ không như ở Nam Việt Nam năm 1975 mà còn khủng khiếp hơn nhiều do làn sóng bạo lực tại đó, không chỉ riêng do Iraq mà còn nhiều nước khác trong khu vực cố tình tạo nên.


Các con tin Mỹ tại Teheran bị dẫn đi bêu xấu ngoài đường phố.

Người Mỹ không còn nhớ gì trước những yếu kém của TT Dân Chủ Kennedy trong biến cố “Vịnh con heo” (Bay of Pigs) tại Cuba năm 1961, đã làm ô-uế sức mạnh của một siêu cường để “được” hỗn danh là “con cọp giấy”. Dân Mỹ cũng quên luôn chuyện 52 nhà ngoại giao Mỹ bị Tehran bắt làm con tin trong 444 ngày, từ 4-11-1979 đến 20-1-1981 trước phản ứng non kém của chính quyền James Earl Carter, Jr. (Jimmy Carter) vì Iran coi thường khả năng của triều đại nầy. Carter có ra lệnh tiến hành cuộc hành quân giải cứu mang tên “Móng vuốt chim Ưng” (Eagle Claw) mở ra vào ngày 24-4-1980, lại là một “sứ mạng thất bại” (aborted mission), với 2 phi cơ quân sự bị rơi làm 8 quân nhân Mỹ mất mạng, dẫn đến việc ký kết thỏa ước Algiers (Algiers Accord) tại Algeria vào ngày 19-1-1981. Nhiều chuyên gia chính trị, quân sự cho rằng, nếu phe Cộng Hòa không dành được kết quả trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm trước, chưa chắc Iran đã thả các con tin Mỹ. Các con tin được phóng thích chỉ vài phút trước khi TT đắc cử Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức tại Mỹ.



Xác lính Mỹ bị kéo lê trên đường phố Magadishu để làm nhục người Mỹ.

Người ta cũng quên luôn vụ hai chiếc trực thăng MH-60 Black Hawk bị bắn rơi ở Somalia vào ngày 3-10-1993 tại Mogadishu, Somalia, làm chết 18 quân nhân Mỹ cũng dưới “triều đại Clinton”. Điều ô nhục cho nước Mỹ là 8 trong số 18 xác quân nhân Mỹ tử thương nơi đây đã bị dân chúng và quân đội Somali cột dây kéo trên đường phố một cách tàn nhẫn, như một đòn thù đánh vào nước Mỹ. Thế nhưng chính quyền Clinton vẫn làm ngơ. Người Mỹ hẵn đã quên rằng cuộc thảm sát ngày 11-9-2001 vào nước Mỹ là vụ thứ hai sau cuộc tấn công vào WTC lần đầu trong năm 1993, dưới “triều Clinton”, làm chết hơn 80 người, do Ramzi Yousef trách nhiệm thi hành, bởi sau vụ đầu tiên, bọn tổ chức nằm trên đất không bị chính quyền Clinton truy nã, tiêu diệt. Tiếp theo, vào năm 1998, bin Laden ra lệnh cho bộ hạ phá hũy sứ quán Mỹ tại Kenya và Tazania làm hơn 200 người thiệt mạng nhưng Clinton chỉ ra lệnh phóng 66 hỏa tiễn có cánh vào một khu tại Afghanistan, nghi ngờ là bin Laden đang ở đó, nhưng không giết được bin Laden. Rồi thôi.



Xác lính Mỹ bị kéo lê trên đường phố Magadishu.

Theo ông Bob Woodward, người xuất bản nhiều sách liên quan đến chính giới Mỹ, trong cuốn “Bush at war” cho biết:

-“Tenet cảm thấy bị trói tay bởi “thái độ bồ câu” của Clinton và nhóm cố vấn của ông ta” (He (Tenet) felt bound by the dovish attitude of Clinton and his advisers).

NSA, cơ quan An Ninh của Mỹ, qua nhiều báo cáo cho chính phủ khi NSA ghi nhận được tin tức, có đề nghị phản ứng nhưng đều bị ông Clinton phớt lờ. Trong cuốn sách nầy còn ghi lại một số lời than phiền. Đầu tiên, ghi lại câu của ông Rumsfeld đã nói với ông Bush:

-“Trong 8 năm cầm quyền của Clinton, khuôn mẫu tự nhiên của Clinton khi bị thách thức hoặc bị tấn công là “thụt lùi theo phản xạ” (During the 8 years of Clinton, the natural pattern when challenged or attacked had been a “reflexive pullback”).


Cũng trong cuốn sách trên, trong các lần phỏng vấn, TT Bush đã nói:

-”Khái niệm “tẩy trùng” bằng cách phóng hỏa tiễn hành trình, quý vị biết đó, vào lều trại của vài gã xấu nào đó, thật sự, nghe buồn cười” (The antiseptic notion of launching a cruise missile into some guy’s, you know, then, really is a joke).

-”Theo ý tôi, qua phản ứng đó, người ta cho rằng Mỹ giống như một anh chàng bất lực...ẻo-lả, khả năng về công-nghệ thì hùng mạnh thực đấy nhưng không là quốc gia cứng rắn để có thể phóng hỏa tiễn tiêu diệt địch thủ và rõ ràng là như vậy... Rõ ràng là bin Laden đã cảm thấy tự tin và dạn-dĩ hơn và nghĩ rằng Mỹ không có gì làm cho hắn phải sợ sệt, e dè nữa” (I mean, people viewed that as America... a flaccid, you know, kind of technologically competent but not very touch country that was willing to launch a cruise missile out of a submarine and that’d be it... It was clear that bin Laden felft emboldened and didn’t feel threatened by the US).

-”Chúng ta không muốn giống như những kẻ đang làm công việc “nghiền cát” (từ ngữ chế-diễu của ông Bush về những nổ lực yếu ớt của chính quyền Clinton), dùng hỏa tiễn bắn vào các lều trại và đại loại như vậy. (We don’t want to look like we’re “pounding sand” {pounding sand was Bush desire expression for the weak efforts of Clinton administration} cruise missiles into tents and so forth).

Bob Woodward cho biết thêm nhận xét của mình:


-”Rất nhiều thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (của ông Bush) đều cho rằng phản ứng của chính quyền Clinton đối với Osama bin Laden và bọn khủng bố quốc tế, đặc biệt là sau các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ (Mỹ) vào năm 1998 là quá nhu-nhược, nhẹ tay đến mức gần như xúi giục, mời mọc bọn khủng bố tiếp tục tấn công nước Mỹ” (Many members of his national security team believed the Clinton administration’s response to Osama bin Laden and international terrorism, especially since the embassy bombings in 1998, had been so weak as to be provocative, a virtual invitation to hit the US again).


Chính vì thế bin Laden mới sắp đặt kế hoạch “đánh Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ” sau một thời gian dài ung-dung chuẩn bị mọi việc. Nếu mọi kế hoạch bị “bóp chết” từ trong trứng nước, làm sao có vụ 11-9-2001 hay nếu có, không đến tồi tệ như vậy.

Trong thế kỷ 20, ba lần Hoa Kỳ lâm chiến: Thế chiến I và II cùng cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài từ sau Thế chiến II cho tới 1991. Cả ba cuộc chiến đều do các Tổng thống Dân Chủ mở màn! Ông Woodrow Wilson với Thế chiến I, Franklin Roosevelt với Thế chiến II và Harry Truman với Chiến tranh lạnh cùng chánh sách “be bờ” (Containment Policy). Chiến tranh Triều Tiên hay Việt Nam chỉ là hai điểm nóng của Chiến tranh lạnh. Vụ Triều Tiên bùng nổ là dưới thời Truman, vụ Việt Nam trở thành “chiến tranh của Mỹ” là dưới thời Kennedy và Johnson.

Các chính trị gia chuyên nghiệp của đảng Dân chủ từ chủ hòa trở thành phản chiến từ chính quyền Johnson, Kennedy rồi Clinton, nhất là cánh cực tả, phản chiến tới tận xương tủy. Họ sử dụng lý luận ngụy hoà của Âu Châu: “Hoa Kỳ là đế quốc xấu xa, là nguyên nhân của mọi tội ác, như: tàn sát thổ dân Mỹ, khai thác người da đen thời nô lệ, dội bom giết hại dân lành từ Việt Nam tới Afghanistan và Iraq,...”, được họ (nhóm phản chiến Mỹ) tiếp nhận được từ thời Lenin, Stalin. Họ đã tinh ma viết lại lịch sử để biện minh cho việc can dự vào chiến tranh: “đã mở ra chiến tranh lạnh hay tham chiến tại Triều Tiên, Việt Nam vì e ngại sự bành trướng của Nga Tàu”. Họ chỉ trích TT George Bush mở ra cuộc chiến “chống Hồi giáo”. Họ cho rằng “Nếu đảng Cộng Hòa bình tĩnh hơn và có tham khảo ý kiến của đồng minh thì có khi đã tránh được vụ 11-9-2001!” (sic). Họ quên rằng các hoạt động nầy được sinh sôi nẫy nở từ thời đảng Dân Chủ: Vụ 11-9-2001 chỉ là vụ tấn công thứ 2 vào WTC (vụ thứ nhất dưới thời Clinton), nhóm người Hồi giáo chủ mưu vụ cướp máy bay được học lái máy bay tại Mỹ, ra vào Mỹ trong thời Clinton để thực hiện vào nhiệm kỳ của Bush.

Nhiều người cho rằng đảng Dân Chủ xây dựng những “kiến trúc toàn cầu” căn cứ trên những đặc tính truyền thống của đảng, chắc sẽ khó có thể ứng phó với những thách đố mới khi Nga của Putin có muốn dùng Tehran để cầm chân Mỹ tại Iraq để hoá giải phản ứng của Mỹ về vụ Georgia và các vùng khác. Và hiện nay, Nga đang trở lại Mỹ châu La tinh, khu vực mà Mỹ đã gần như “bỏ ngỏ” trong nhiều năm qua sau thất bại của biến cố “Vịnh Con Heo”, để Nga mở rộng và củng cố thế lực, qua bộ hạ “chống Mỹ truyền thống” của họ là Tổng thống Venezuela Hugo Rafael Chávez Frías (sinh ngày 28-7-1954).

Chúng ta thử chờ xem Barack Obama sẽ làm được gì khi đảng Dân Chủ chiếm tòa Bạch Ốc và Lưỡng viện Quốc Hội. Không biết cử tri Hoa Kỳ thấy những mối nguy vừa kể hay chưa trong bối cảnh chính trị hiện tại và khi nền kinh tế Hoa Kỳ bị hàng hóa Tàu Cộng tràn ngập, phá vỡ cán cân mậu dịch, làm cho cả nước Mỹ điêu đứng? Người ta đổ tội cho chính quyền George Bush làm cho Kinh tế Mỹ suy sụp, lôi theo vụ khủng hoảng toàn cầu. Lời buộc tội nầy từ các nước khác thì không đáng nói vì họ “chống Mỹ truyền thống” nhưng từ dân Hoa Kỳ và đảng dân Chủ Mỹ thì quả là điều buồn cười. Sự thực, cuộc khủng hoảng tài chánh ở Mỹ hiện nay không phải lỗi của Cộng Hoà, mà bắt nguồn từ các triều đại Dân Chủ: Jimmy Carter và Bill Clinton. Để mị dân nghèo, khi chuẩn bị tranh cử, chính phủ Carter đã ban hành đạo luật CRA (Community Reinvestment Act), ép buộc các ngân hàng phải cho phép những người có lợi tức thấp được vay tiền mua nhà, bất chấp họ có trả nổi hay không. Vì vậy, thị trường bất động sản tăng giá vùn vụt, tạo cho kinh tế bấp bênh. Các nhà băng của Mỹ phải “dốc sức” chạy theo để không bị các nguồn tài chính ngoại quốc tuôn tiền vào Mỹ để kiếm lời. Đến chính phủ của Bill Clinton lại cho thu hồi đạo luật GSA (Glass-Steagall Act). Luật này có từ 1933, mục đích bảo vệ các trương mục tiết kiệm của dân. Luật nầy cấm các ngân hàng tiết kiệm không được lấy tiền gửi vào để đầu tư vào các lãnh vực rủi ro. Luật GSA bị bãi bỏ, các nhà băng tham lời, đầu tư vào những kinh doanh nguy hiểm như cho vay mua nhà, đầu tư vào thị trường chứng khoán. Điều nầy không khác gì mang tiền vào sòng bạc. Nếu chính quyền Mỹ yếu kém gây ra khủng hoảng thì Tây Âu, Nga, Nhật, Đại Hàn…cũng “vong mạng”, vậy do ai gây ra?

Theo tờ Times, một báo-cáo của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Intelligence Council, NIC), cơ quan tình báo hàng đầu của chính phủ Mỹ vừa được công bố vào tháng cuối của năm 2008, bản dự báo cứ 4 năm một lần, dự đoán về xu hướng thế giới trong 20 năm tới. Theo Bản báo cáo này, vào năm 2025, vị thế siêu cường của Mỹ bị thách thức bởi các trung tâm quyền lực mới, sự thống trị của Mỹ trong các lĩnh vực: kinh tế, quân sự, chính trị…sẽ suy giảm. Trung Cộng, Ấn Độ, Nga sẽ nổi lên để cân bằng quyền lực với Mỹ. Thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều mối đe dọa, nhiều cuộc xung đột mới sẽ xảy ra, trong đó có xung đột hạt nhân do sự phát-triển công nghệ hạt nhân. Khủng bố sẽ vẫn là một mối đe dọa cho thế giới đến năm 2025, nhưng Al-Qaeda đang được xem là bị “lão hóa” nhưng NIC cũng cảnh sẽ có nhóm khủng bố kế nhiệm Al-Qaeda có thể được khai sinh.

Nếu dự đoán này đúng, thế-giới phải đứng trước nhiều thảm họa do có quá nhiều xung đột, nhiều nguy cơ dẫn đến chiến tranh, nhất là khi vũ khí nguyên tử nằm trong tay các quốc gia nằm dưới sự cai trị của chính quyền cực đoan hiếu sát, độc tài trong khi trật tự thế giới không có quốc gia nào đủ khả năng chi-phối. Đây là một nguy-cơ không nhỏ cho nhân loại.

I. LỜI KẾT.

Không những nhiều người dân thường mà nhiều chính trị gia vẫn thờ ơ khi nhân loại đang đứng trước lò lửa chiến tranh mới, tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Người ta đặt tên cho các cuộc chiến trong tương lai những là cuộc chiến “tôn giáo”, là “kinh tế”, là “ý thức hệ chính trị”, là “chiến tranh kỹ nghệ” v.v... Tất cả, đều có thể đúng, tùy giai đoạn, tùy cuộc chiến, tùy biến chuyển chính trị. Một điều chắc chắn rằng các cuộc chiến trong tương lai sẽ rất khốc liệt, thiệt hại rất to lớn, đổ vỡ không lường trước được. Ngay trong thời gian hiện tại, chỉ riêng các cuộc khủng bố tự sát của nhóm Hồi giáo cực đoan không thôi cũng cho thấy nạn nhân là tất cả mọi người, mọi nơi, không có giới hạn. Đó là chưa kể đến những loại vũ khí hủy diệt như các loại vũ khí nguyên tử, hạt nhân, hóa-học, vi trùng...hay các kho vũ khí khổng lồ của nhiều nước đang thủ đắc như Nga, Mỹ, Tàu, Ấn Độ, Iran, Bắc Hàn….có thể xử dụng bất cứ lúc nào. Nhân loại chắc sẽ chìm đắm trong tang tóc, đau thương.

Một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa to lớn cho nhân loại là những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong thời gian gần đây đã được áp dụng để sáng chế ra những loại phương tiện chiến tranh tân kỳ mà đề tài nầy đã đề cập đến. Tuy nhiên, cách xử dụng những loại vũ khí mới nầy tùy thuộc vào quốc gia, những tổ-chức thủ-đắc nó, đó là để giữ gìn hòa bình hay gây chiến tranh. Đây là câu hỏi được đặt ra cho các giới chức thẩm quyền khi ban lệnh cho thuộc cấp của họ. Người ta đòi hỏi lương tri con người nơi các nhà lãnh đạo, và cũng từ đó, người ta đánh giá được nguyên nhân của cuộc chiến, ví như cuộc chiến tại Gruzia do Putin giật giây và điều khiển, cuộc chiến mang tên “nước Nga phục hận”. Người ta đặt câu hỏi: “Đây có phải là bước đầu cho “chuộc chiến tranh lạnh thứ hai” hay cuộc “chiến tranh nóng” mới giữa hai siêu cường Nga Mỹ hoặc là nền tảng cho cuộc chiến 3 phe: Nga, Tàu Và Mỹ chăng?” Chắc chắn hậu quả các cuộc chiến với các phương tiện như vậy sẽ vô vàn khốc liệt, hủy diệt sẽ ghê gớm.

Kể từ sau ngày 7-10.2001 đến nay, quân Mỹ và NATO cùng Lực Lượng Liên Quân còn hiện diện trên đất Afghanistan, Iraq và vài nơi khác. Việc thành bại từng mặt trận thế nào chưa thể nói vào lúc nầy khi mà cuộc chiến còn đang tiếp diễn, quân đội ngoại quốc còn tiếp tục mất mạng trên vài quốc gia đang biến động, người dân nơi đó còn phải chịu cảnh bom rơi đạn vãi và thương vong đang tiếp diễn. Thời gian gần đây, qua thắng lợi của đảng Dân Chủ tại Mỹ trong kỳ bầu cử đầu tháng 11-2008, nhiều chuyên gia cho rằng chắc chắn lực lượng Taliban và Al Qaeda, nhóm khủng bố quá khích Hồi Giáo, Iran, Bắc Hàn...sẽ hoạt động mạnh trở lại tại Afghanistan sau bao năm bị Liên quân truy lùng gắt gao bởi họ cho rằng Đảng Dân Chủ Mỹ nghiêng về đối nội và không có sở trường về chiến chinh. Họ còn đoán rằng Afghanistan sẽ là “điểm nóng nhất” trên thế giới trong tương lai gần về chiến sự. Một “Nga trỗi dậy” để lấy lại thế siêu cường khi Cộng Sản sụp đỗ vào năm 1991 sẽ dùng lợi thế giáp ranh để giúp đỡ các lực lượng chống Mỹ và NATO tại đây cũng là điều họ tiên đoán. Tân Tổng Thống của đảng Dân Chủ Mỹ sẽ làm được gì tại chiến trường Afghanistan với chiêu bài “đổi mới” của ông ta, chúng ta hãy chờ xem!

Lê Chánh Thiêm
Viết xong tháng 2-2008, có hiệu đính.

Tài liệu tham khảo:

- 21st Century soldiers
- Cosmiverse, Newswire
- CNN, New Max
- Washington Post.
- Resilient Technologies
- Tài liệu tổng hợp
- BBC, Defence Industry
- Airforce-Technology

Ghi chú:

(1) Các tài liệu mật và quan trọng của Mỹ được Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia (National Security Archive) quản thủ. Cơ quan nầy chỉ công bố tài liệu nào hết thời hạn bảo mật và phổ biến như thế nào, dựa theo điều khoản "Tự do thông tin" của luật pháp Liên bang Mỹ đã ban hành.

(2) DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (Department of Defense), có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật dùng cho quân đội, luôn cả các kỹ nghệ liên quan đến computer (computer networking). Ban đầu được mang tên Advanced Research Projects Agency (ARPA), được đổi thành DARPA (thêm chữ Defense – cho quốc phòng) vào ngày 23-3-1972, rồi trở về ARPA vào 22-2-1993, rồi trở lại DARPA vào 11-3-1996 đến nay. DARPA được thành lập năm 1958 (với tên ARPA) để đối phó với Nga trong việc Nga phóng phi thuyền Sputnik in vào năm 1957. Tổng hành dinh đặt tại Virginia Square, ngân sách hàng năm là 3.2 tỷ Đô La.

(3) Mỗi chiến đoàn (battle group) của Hải Quân Mỹ thường thì có 1 Hàng-không Mẫu-hạm, một số Khu-trục-hạm, Hộ-tống-hạm, Tuần-dương-hạm, Khuc-trục-hạm hạng nhe, tàu ngầm, tàu tiếp tế, mà phi cơ cơ-hữu trên các HKMH và quân nhân tăng phái, có thể là LLĐB (Special forces), BĐQ, TQLC, Nhảy dù, Task Force Sword ...

(4) Các Căn cứ của Không Quân Hoa Kỳ:

* Phi Đoàn 23, đồn trú tại Căn Cứ Không Quân Moody (Moody Air Force Base - AFB), Georgia, có:
- Phi Đội Chiến đấu 74.
- Phi Đội Chiến đấu 75.
* Phi Đoàn Chiến đấu 51, đồn trú tại Osan AFB, Nam Hàn (South Korea), có:
- Phi Đội Chiến đấu 25
* Phi Đoàn Chiến đấu 52, đồn trú tại Spangdahlem AFB, Germany, có:
- Phi Đội Chiến đấu 81.
* Phi Đoàn 53, đồ trú tại Eglin AFB, Florida, có:
- Phi Đội Thử nghiệm và Lượng giá 422 (422d Test and Evaluation Squadron) đồn trú tại Nellis AFB, Nevada.
* Phi Đoàn 57, đồn trú tại Nellis AFB, Nevada, có:
- Phi đội Vũ Khí 66.
* Phi Đoàn Chiến đấu 354, đồn trú tại Eielson Air Force Base, Alaska.
* Phi Đoàn 355, đồn trú tại Davis-Monthan Air Force Base, Arizona, có:
- Phi Đội Chiến đấu 354.
- Phi Đội Chiến đấu 357.
- Phi Đội Chiến đấu 358.
* Phi Đoàn Không Vận 103, đồn trú tại Bradley ANGB, Connecticut, có:
- Phi Đội Chiến đấu 118.
* Phi Đoàn Chiến đấu 104, đồn trú tại Barnes ANGB, Massachusetts, có:
- Phi Đội Chiến đấu 131.
* Phi Đoàn Chiến đấu 110, đồn trú tại Battle Creek ANGB, Michigan, có:
- Phi Đội Chiến đấu 107, đồn trú tại Selfridge ANGB, Michigan)
- Phi Đội Chiến đấu 172.
* Phi Đoàn Chiến đấu 111, đồn trú tại Willow Grove ARS, Pennsylvania, có:
- Phi Đội Chiến đấu 103.
* Phi Đoàn 124, đồn trú tại Boise Air Terminal, Idaho, có:
- Phi Đội Chiến đấu 190.
* Phi Đoàn 175, đồn trú tại Warfield ANGB, Martin State Airport, Maryland, có: - Phi Đội Chiến đấu 104.
* Phi Đoàn Chiến đấu 188th Fighter Wing, đồn trú tại Fort Smith, Arkansas.
* Phi Đoàn Chiến đấu 442, đồn trú tại Whiteman AFB, Missouri, có:
- Phi Đội Chiến đấu 76, đồn trú tại Moody AFB, GA)
- Phi Đội Chiến đấu 303d.
* Phi Đoàn 917, đồn trú tại Barksdale AFB, Louisiana, có:
- Phi Đội Chiến đấu 45, đồn trú tại Davis-Monthan AFB, AZ)
- Phi Đội Chiến đấu 47.
* Phi Đoàn Chiến đấu 926, đồn trú tại NAS JRB New Orleans, Louisiana, có:
- Phi Đội Chiến đấu 706.

(HẾT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét