(Tiếp theo Phần 1)
Lê Chánh Thiêm
E. PHƯƠNG TIỆN “CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ” CỦA QUÂN MỸ.
Không phải đến bây giờ người Mỹ mới cải tiến các thiết bị cho quân đội mà họ đã có chương trình từ nhiều thập niên trước. Một thiết bị đến tay binh sĩ tại mặt trận phải qua nhiều thời gian, nhiều giai đoạn. Ban đầu, các chiến lược gia quốc phòng và chính phủ cùng nhau bàn bạc, sắp đặt kế-hoạch, phương thức, chiến thuật chiến lược… sao cho phù hợp với nhu cầu của chiến tranh mới. Khi đồng thuận bước đầu, họ mới mới kêu gọi các nhà thầu, các hãng xưởng quốc phòng đến đấu thầu để các hãng thầu nghiên cứu, thí nghiệm. Khi sản phẩm thành công, còn phải qua giai đoạn thử nghiệm. Lúc tất cả mọi chuyện đều hoàn hảo, mới đi vào sản xuất số nhiều để đưa ra chiến trường. Có những chương trình thành công, cũng có chương trình thất bại tuy tốn kém rất nhiều.
Trong cuốn “Chiến binh của Thế kỷ 21” (21st Century soldieres), tác giả cho ta nhiều tài liệu được giới chức quốc phòng cho giải mật về các thiết bị trong thế kỷ nầy, từ hạ tầng (là các chiến binh) đến thượng tầng (các Bộ chỉ huy đầu não) của quân đội Mỹ. Xin giới thiệu một số trang cụ đang được quân đội Mỹ xử dụng:
1. Súng laser chống hỏa tiễn gắn trên phi-cơ.
Danh từ khoa học “Laser” có nghĩa là một loại máy có khả năng tạo một luồng ánh sáng với cường độ mạnh. Trước kia, với kỹ-thuật còn phôi-thai, các hỏa-tiễn phóng ra thường không chính xác. Khi phát minh ra laser, người Mỹ áp-dụng trong sản-xuất các loại vũ-khí. Các loại hỏa tiễn của Mỹ phóng ra (trên phi-cơ hay giàn phóng) đều được tia sáng laser hướng dẫn tới mục tiêu nên rất chính xác.
Trong kế hoạch “Chiến tranh các vì sao” với nhiệm vụ phòng thủ lãnh thổ khi bị tấn công, Hoa-Kỳ sẽ áp dụng nhiều thành tựu khoa học mới. Mỹ đã thí nghiệm thành công việc dùng hỏa tiển bắn hạ một hỏa tiễn khác đang bay. Ngoài ra, ngành công nghiệp và quốc phòng đã thí nghiệm một kiểu máy bay phản lực Jumbo có trang bị súng laser để bắn hạ hỏa tiển. Với thành tựu nầy sẽ là yếu tố then chốt giúp hệ thống phòng thủ dể dàng bắn hạ hỏa tiển đối phương nhắm vào đất Hoa Kỳ.
Sơ đồ hoạt động của Hệ thống định vị toàn cầu.
Với kế hoạch nầy, các máy bay sẽ bay tuần tiểu tại các vùng quan trọng với cao độ trên 12 ngàn thước (quân đội Mỹ dùng Boeing 747-400). Các hệ thống quan sát sử dụng tia laser sẽ theo dõi tất cả mọi hoạt động trong phạm vi giới hạn, sẽ thông báo mọi diễn tiến của hoạt động khả nghi (hỏa tiễn địch) về máy bay. Khi đã phát giác, nó sẽ theo sát hỏa tiễn trong lúc các hệ thống trên máy bay sẽ tính toán phương hướng, vận-tốc, và các dữ liệu khác của hỏa tiễn để ước tính các chi tiết cần thiết đối phó. Sau một thời gian rất ngắn ước tính, một chùm tia laser sẽ được phóng từ phi-cơ đến hỏa tiễn đang bay trong khoảng từ 3 đến 5 giây đủ sức xuyên thủng lớp vỏ hỏa tiễn để kích nổ để phá hủy nó trên không trung trước khi đến mục tiêu đối phương đã nhắm đến.
Riêng về loại “vũ khí laser” hyperboloid còn kinh khủng hơn nhiều. Nó có thể cắt đứt, phá hũy cả một con tàu, một nhà máy, hệ thống phòng thủ kiên cố, các cơ sở sản-xuất, đường sá, gây xáo trộn môi trường ngoài việc dả thương sinh vật. Trong tương lai, nếu không có đạo luật hạn chế thử nghiệm, sản xuất, xử dụng sẽ gây những nguy hại to lớn không thể kể xiết.
2. Laser dò mìn.
Ngoài áp dụng laser cho chiến lược phòng thủ nói trên, các nhà khoa học Mỹ tại căn cứ quân sự Waynesville, Missouri vừa sáng chế ra hệ thống dò mìn mới. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật laser để phát giác và phá hủy mìn bẫy, bom đạn... nằm rải rác trên chiến trường. Những thứ nầy là mối đe dọa cho mọi người vì có thể nổ bất cứ lúc nào.
Hệ thống dò mìn Zeus của Mỹ gồm một máy phóng laser cực mạnh đặt trên một chiếc xe bọc thép (để giữ an toàn cho quân nhân xử dụng). Người lính ngồi trong xe dùng một cần điều khiển để phóng của chùm laser ra vùng cần dò mìn bẫy. Một chùm laser có công suất từ 500 đến 2.000 Watt có thể xuyên thủng vỏ thép của mìn bẫy, bom đạnlàm cho chúng bùng nổ.
Theo các chuyên gia Mỹ, Zeus có thể phát giác tất cả các bom đạn, mìn bẫy (vỏ nhựa, kim loại) ở khoảng cách từ 25 đến 250 mét. Yếu điểm của Zeus là chùm laser không thể xuyên sâu xuống đất nên Zeus thích hợp cho việc dò bom mìn ở chiến trường chứ chưa thể dò mìn chôn sâu dưới đất được.
3. Vũ khí thời tiết HAARP.
Chương trình mang tên HAARP có khả năng chế ngự khí hậu: có thể tạo ra những thay đổi thời tiết tại địa phương được chọn làm mục tiêu, có thể gây ra lũ lụt, bão và động đất.
Chương trình nầy ra đời tại Gokoma, tiểu-bang Alaska, với sự bảo trợ của Không quân và Hải quân Mỹ, HAARP là một trong những loại vũ khí tinh vi mới của Chiến lược phòng thủ của Mỹ. HAARP gồm một hệ thống antena cực mạnh có thể “tạo ra những thay đổi có thể kiểm soát được trong tầng điện ly”. Hệ thống nầy tạo một sự thay đổi thời tiết theo ý muốn, là một tiến bộ của nhân loại có thể làm thay đổi thiên-nhiên. Theo tờ Times của Anh cho biết: “các phương pháp được sử dụng bao gồm kích hoạt những cơn giông bão, khiến nước của các dòng sông bốc hơi để từ đó xuất hiện mưa, gây ngập lụt ở các mục tiêu trên trái đất mà Mỹ muốn”.
Phi cơ tàng hình F-117 đang tung mây lướt gió.
Được biết sóng điện từ tần số thấp, khi dội về trái đất ở cường độ cao cũng có thể tác động đến não bộ con người, đến điện từ trường của trái đất, làm xáo trộn các hệ thống sinh thái, ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu, nông nghiệp. HAARP là một thứ “vũ khí” hết sức nguy hiểm, có thể thay đổi bộ mặt trái đất.
Chương trình nầy bị các tổ-chức bảo vệ môi-trường ở Mỹ phản đối. Tiến sĩ Nicholas Begich, một trong những người đi đầu trong chiến dịch chống HAARP gọi nó như “một công nghệ phát sóng radio siêu mạnh có thể tập trung các tia sóng và làm thủng tầng điện ly” (ozone) (tầng nằm trên cao trong bầu khí quyển, có nhiệm vụ bảo vệ trái đất). Tiến sĩ Rosalie Bertell, một khoa học gia cho rằng "Các chuyên gia quân đội Mỹ đang làm việc trong những hệ thống thời tiết được xem là vũ khí tiềm năng".
4. Packbot, robot chiến trường.
Trên mặt trận Afghanistan, Quân đội Mỹ đưa robot có tên Packbot vào chiến trường, đảm nhiệm những sứ mệnh nguy hiểm thay con người. Packbot được giao cho Đại úy Robert Merritt, người chỉ-huy đơn vị lục quân tại căn cứ Bagram, Afghanistan điều khiển. Nó chuyên thám thính, đánh hơi những khu vực nguy hiểm và gửi về căn cứ các bức ảnh, tin tức. Ngoài ra, robot còn có nhiệm vụ kiểm soát các bãi chiến trường sau trận chiến, thám sát các tòa nhà, hang động. Mỗi chiếc xe robot Packbot trị giá 45.000 Mỹ-kim.
Các nhà khoa học Mỹ dự trù sẽ cải cách robot Packbot này bằng cách lắp thêm camera, súng, ống và lựu đạn cho nó để có thể được sử dụng vào nhiều việc khác: nhiệm vụ của một binh sĩ hoặc như một chuyên viên để thám sát địa thế, theo dõi, báo cáo chất độc tại chiến trường.
5. Robot Tìm Địch Quân.
Cũng trên mặt trận Afghanistan, lần đầu tiên trong quân sử, Quân lực Mỹ đưa rô bô vào chiến trường. Ngày 29-7-2002, Sư Đòan 82 Không Kỵ Mỹ, căn cứ tại Fort Bragg, đã sử dụng robot Hermes để len-lỏi vào các hang động ở Afghanistan để lục soát tìm người, khí tài của quân khủng bố al Qaeda. Robot Hermes dài 3 feet, nặng 43 lbs, di chuyển nhờ hai bánh kéo bằng dây xích như bánh xe tăng màu xanh lục.
Trên thân robot Hermes được đặt hai máy camera. Những hình ảnh quay được sẽ được truyền bằng sóng điện từ cho người điều khiển ở ngoài hang. Bánh xích của robot có thể vượt qua mọi chướng ngại, có thể len lỏi qua những hóc kẹt rất nhỏ mà quân nhân hay quân khuyển không lọt qua được, tránh được hơi độc, chất độc có thể gây thương vong cho binh sĩ. Robot Hermes còn dùng để tiền sát hay rà mìn bẫy, giúp cho binh sĩ tránh khỏi những cuộc phục kích hay bị mìn bẫy sát thương. Với mìn bẫy gài trên cao, robot cũng phát giác được nhờ máy camera.
2 Chiến đấu cơ F-16 bay chung với 4 chiếc X-45.
Mỗi robot Hermes có thể mang theo 12 camera, nhiều súng tự động hay phóng lựu, được điều khiển từ xa. Robot Hermes có giá 40.000 Mỹ kim mỗi chiếc. Chính nhờ những chiếc “lính robot” nầy đã gây thiệt hại cho quân Taliban rất nhiều, làm cho cuộc chiến tiêu diệt Taliban sớm kết thúc, đỡ thiệt hại nhân mạng cho quân Mỹ rất nhiều mà theo dự trù, con số tổn thất khá cao.
6. Súng laser, bom vi-ba.
Đây là loại vũ-khí chưa được xử dụng, là súng hay bom khi nổ không có miểng, đả thương con người bằng tia laser và các sóng vi-ba, không làm chết người mà chỉ gây thương tật suốt đời. Tia laser sẽ làm mù mắt, sóng vi-ba sẽ làm phỏng da trầm-trọng, nước trong cơ thể con người sẽ bị nung sôi, địch quân sẽ cảm thấy nóng nảy, khó chịu tột độ cho dù núp, trốn bất cứ nơi đâu. Đây là loại vũ-khí nguy hiểm vì nó không làm chết ngay địch quân mà gây thương tật vĩnh viễn, tạo một gánh nặng tài chánh (phải nuôi nấng thương binh suốt đời) và tâm-lý (sợ sệt) cho quốc gia địch. Trước đây, loại mìn “con cóc” cũng không làm chết người (khi đạp phải, nó nhày lên ngang gối mới nổ làm cho địch quân gãy chân, phải cưa chân, thành phế nhân) nhưng để lại cho xã hội gánh nặng từ các thương binh nầy.
Bom súng laser nầy bị các tổ chức nhân quyền khắp nơi phản đối kịch liệt nên các chuyên gia quân sự Anh Mỹ e ngại chưa cho mang ra xử dụng. Trước đó, các nhà bảo vệ nhân quyền đã nhờ đến luật-pháp quốc-tế để có biện pháp chế tài loại vũ khí nầy. Tuy vậy, nhờ kẻ hở của luật pháp: “trong một quyết-định quốc tế vào ngày 30-10-2000 cho phép ứng-dụng tia sáng laser để chế tạo loại vũ khí “không giết người” (non-lethal)” nên các chuyên gia Anh Mỹ lợi-dụng kẻ hở của luật trên để chế tạo loại vũ-khí đặc-biệt nầy.
7. Phi Cơ Không Ngưới Lái.
Một điều cần biết khác, đó là các phương tiện, các trang cụ “không người lái” khác như phi cơ không người lái, tàu ngầm không người lái… có thể thi hành những nhiệm vụ như những phi cơ, tàu chiến có người lái để thi hành các nhiệm vụ đặc biệt do nhiều lý do mà Bộ chỉ huy quyết định phương tiện nào nên dùng tùy theo từng chiến trường, từng mục tiêu.
Ngày nay, phi cơ không người lái là một trong những phương tiện tham chiến chủ lực của Hoa Kỳ. Qua cuộc chiến tại Afghanistan, khả năng của Pradator được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Thứ nhất, an toàn cho sinh mạng binh sĩ Mỹ. Về giá thành, tổn phí một chiếc Pradator khoảng từ 4 triệu Đô la, quá rẻ so với chiếc F-22 của Mỹ giá 1 triệu mà F-22 lại cần phi công để lái. Chiếc F-22 đầu tiên được chuyến giao cho Không Quân Mỹ tại Căn cứ Nellis vào ngày 14-01-2003. Hiện tại, trong các kho của Mỹ có đến hàng ngàn chiếc máy bay không người lái, đủ kiểu, đủ cỡ, từ loại nhỏ xíu nằm trong lòng bản tay (là loại thám thính) đến loại lớn như một máy bay dân dụng cỡ trung bình, trong đó Global Hawk là một trong vài loại hữu hiệu nhất.
Global Hawk RQ-4 đang bay.
Global Hawk được các kỹ-sư và chuyên-viên thuộc Trung tâm Hàng không Ryan, thuộc tập-đoàn Grumman Northrop Corporation của Mỹ thiết kế và chế-tạo. Chi phí mỗi chiếc máy bay nầy từ 10 đến 20 triệu USD tùy theo các trang-bị phụ. Global Hawk hoạt động do thám trên một vùng diện tích rộng đến 137.000 km2, vẫy vùng liên tục trên không trung lâu đến 36 giờ đồng hồ. Với các thiết-bị sẵn có, nó có thể nghe trộm đường truyền tín hiệu, bằng radar hay sóng hồng ngoại, nó đánh dấu các mục tiêu, sau đó ghi hình các hoạt động dưới mặt đất trong khu-vực hoạt-động. Quân đội Mỹ sử dụng Global Hawk để mục đích phát giác, phân loại, theo-dõi và giám sát đối phương từ xa mà vẫn rõ ràng, các tin tức ghi nhận từ mục tiêu đang hoạt động.
Tuy không cần người lái nhưng loại phi cơ nầy hoạt động rất đắc lực. Chỉ huy phó của Osama bin Laden là Mohammed Atef cùng với hàng chục tên tay chân thân tín của Atef đã bị phi cơ không người lái Predator giết chết. Gần đây, một phi-cơ không người lái đã giết chết Qaed Salim Sinyan al-Harthi vào ngày 11/2/2002 tại Yemen. Tên nầy là trưởng nhóm Al Qaeda tại Yemen, nghi can chính trong vụ tấn công vào chiếc Khu trục hạm Mỹ USS Cole.
Những chiếc phi cơ như vậy đã giúp quân Mỹ rất nhiều. Người ta dự đoán, chỉ trong vòng 20 năm nữa, loại máy bay nầy sẽ thay thế cho nhiều loại máy bay cần người điều khiển.
Ngoài ra, hiện nay (chưa nói đến chuyện tương lai), quân đội Mỹ được trang bị những phương tiện tối tân cho người chiến binh như quân phục thông minh, các loại vũ khí cá nhân hay cộng đồng tối tân, các loại trang cụ dành cho từng loại chiến trường, từng thời tiết.
Một ổ Đại liên có 3 khẩu, mỗi khẩu có 6 nòng.
Lại nữa, việc di chuyển từ điểm này đến điểm khác trên thế giới, hoặc bay thẳng lên Trạm Quốc tế Alpha mà chỉ mất 2 giờ sẽ không còn là chuyện viễn tưởng nữa. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sắp đưa ra mô hình phi cơ siêu thanh, có thể biến trở ngại không gian thành chuyện dễ dàng. Chẳng hạn thế hệ siêu thanh X-43 có thể bay cao đến 33 cây số với vận tốc độ 6.000 km/h, tức là vượt quá Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh).
* Với chiếc X-43A có gắn động cơ đặc biệt, được gọi là "động cơ tổng hợp", bởi nó kết hợp nguyên lý động cơ của máy bay phản lực và hỏa tiễn, lấy ôxy trực tiếp từ không khí nên có hiệu suất cao gấp 5 đến 10 lần hiệu suất của động cơ phản lực thường. Động cơ của X-43A chạy bằng hydro lỏng, có thể đạt tốc độ Mach 7, thậm chí lên tới Mach 10 (gấp 7 hay 10 vận tốc âm thanh (300.0000 km/s).
* X-43 C: Động cơ hoạt động theo nguyên lý động cơ máy bay siêu thanh của Không lực Hoa Kỳ, tốc độ tối đa của X-43C sẽ là từ Mach 5 đến Mach 7.
* Phi cơ siêu thanh lớn nhất của NASA là X-43B, là loại máy bay tổng hợp tất cả lợi thế của hai loại Hyper-X nói trên.
Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về chương trình phát triển vũ khí cũng như các khí tài quân sự, trong đó có chương trình hạt nhân mới sau khi xem xét ngân sách quốc phòng. Bộ Quốc Phòng muốn tiến hành nhiều chương trình nhưng vấn đề ngân sách là một trở ngại lớn.
Hiện nay, Trung Cộng đang hiện đại hóa quân sự cùng chương trình không gian với việc phóng các phi thuyền Thần Châu cùng nhiều vệ tinh quân sự. Đây là một thách thức lớn trước Bộ Quốc Phòng cũng như quân đội Mỹ.
Ngoài ra, trong vài năm gần đây, Nga cũng đã cho tái phối trí các lực lượng quân sự của họ nhằm lấy lại thế siêu cường với Mỹ kể từ năm 1991, năm mà chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ đã kéo theo đội quân “nhân dân không đánh mà tan”. Biến cố Gruzia gần đây cho thấy quyết tâm của nhóm “Cộng Sản bảo thủ” muôn khơi đậy cái đống tro tàn “Cộng Sản” để hăm dọa các nước nhỏ lân bang và lôi kéo đồng minh để chống lại Mỹ, kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản. Sau khi đưa quân sang xâm lăng Gruzia, khi bị Phó tổng thống Mỹ tố cáo Nga xâm lược Gruzia, gọi hành động quân sự nầy là "sự sỉ nhục với những tiêu chuẩn văn minh", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố:
-“Nga không muốn mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn xấu đi, đồng thời sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong các vấn đề chiến lược”.
Trả lời phỏng vấn hôm 5-9-2008, ông ta nói:
-"Chúng tôi không mong một mối quan hệ xấu với Mỹ. Đó không phải là lựa chọn của chúng tôi, nhưng nếu phía Mỹ không muốn hợp tác trong vấn đề này hay vấn đề khác chúng tôi không thể ép buộc họ".
Sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia, nhiều giới phân tích quân sự, chính trị phương Tây chỉ trích Mỹ và đồng minh đã không phát hiện sớm ý đồ quân sự của Nga, dẫn đến phản ứng chậm chạp. Thực sự, không như vậy. Tờ “Tin tức phòng vệ” của Mỹ tiết lộ rằng: “Mỹ không hề bất ngờ trước hành động quân sự của Nga”. Tờ báo nầy trích dẫn lời của Phó Cục trưởng Cục Tình báo Quân sự Mỹ là ông Robert Kaerdiluo, trước khi xảy ra chiến tranh giữa Nga và Gruzia, các Cơ quan Tình báo Mỹ đã có phán đoán rằng chắc chắn sẽ xảy ra xung đột giữa Nga và Gruzia. Họ dẫn chứng: Vào tháng 7-2008, khi 1.650 binh sĩ thuộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và quân đội Gruzia, trong cuộc tập trận chung mang tên “Phản ứng nhanh 2008” thì Nga điều động hơn 8.000 binh sĩ đến khu vực bắc Kavkaz tiến hành “Diễn tập Chống khủng bố”. Sau khi cuộc chiến Nga và Gruzia xảy ra, số quân Nga tham chiến chính là số quân nói trên.
Ngoài ra, nhiều cơ quan tình báo, thám không, điệp vụ, vệ tinh viễn thông, vệ tinh quân sự…cung cấp các tin tức, âm thanh, hình ảnh cho nhiều cơ quan quân sự của Mỹ liên hệ đến biến cố nầy. Nhiều cơ quan Tình báo Mỹ cũng phát hiện thấy tín hiệu thông tin liên lạc quân sự tại khu vực biên giới của Nga và Gruzia, tập trung rất nhiều so với bình thường. Những dấu hiệu này đều là tín hiệu dự báo một cuộc xung đột quân sự sắp xảy ra.
Mỹ đã xây dựng mạng lưới trinh sát, theo dõi không gian ba chiều nhằm vào Nga với các hình thức trinh sát, giám sát ở cả lục, hải, không quân Nga và nhiều nước khác, kể cả vũ trụ. Tướng Gromov, Phó Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga thông báo, Mỹ có ít nhất 12-13 vệ tinh đang tiến hành các hoạt động trinh sát, gián điệp, tình báo nhằm vào lãnh thổ Nga. Ngoài ra Mỹ còn có nhiều phi cơ trinh sát có người lái và không người lái liên tục hoạt động trên không tại châu Âu, nhiều lần xâm nhập, quấy rối ở khu vực biên giới giữa Nga và Gruzia. Ông ta còn cho hay, theo thống kê của Lực lượng Phòng không Nga, các chuyến bay trinh sát của Mỹ và NATO đã thực hiện trên không phận nước Nga đã vượt qua con số 1.000 lần mỗi năm.
Các giới chức quân sự Mỹ tin rằng các vệ tinh và phi cơ trinh sát không những chụp ảnh, thu thập tin tức, theo dõi tình hình điều động, tập trung lực lượng của quân Nga mà còn có thể thu tín hiệu vô tuyến, theo dõi được hệ thống chỉ huy, hay các lệnh lạc của quân đội Nga nên họ đã tập trung tối đa cho các hoạt động như thế.
Theo sự chuyển biến tình hình quân sự trên thế giới trong vài năm gần đây, cùng với sự bành trướng quân sự của Trung Cộng, sự khôi phục quân sự của Nga, sư hung hăng của Iran, Bắc Hàn, Nicaragoa,… các điểm nóng nầy đã trở thành mục tiêu theo dõi, giám sát của các cơ quan tình báo Mỹ, nhất là các cơ quan tình báo quốc phòng.
Trước tình thế mới trên toàn cầu nầy như vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn nâng cấp những đầu đạn có sẵn lên mức có thể phá hủy những boongke ở độ sâu trong lòng dất hay thiết kế vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ nhằm vào các kho vũ khí sinh hoá của các nước thù địch hung hăng như Bắc Hà, Iran, hay Nga, Tàu Cộng. Bộ Quốc Phòng Mỹ đang tìm cách thuyết phục Uỷ ban vũ trang của Lưỡng viện Quốc Hội dỡ bỏ các lệnh cấm làm ngăn trở các kế hoạch của họ để chống lại các thế lực quân sự như Nga, Tàu, Trung Cộng, Ấn Độ.
4 chiếc chiến đấu cơ Thunder Bolt bay trong đội hình.
F. NHỮNG NAN ĐỀ CỦA MỸ.
Tình hình chính trị, thương mại, quân sự… gần đây có dấu hiệu của những đối đầu trầm trọng sắp xảy ra. Một sự “hiện đại hóa quân sự” của Tàu Cộng, sự “trỗi dậy” sau khi “tang hoang” của Liên bang Nga (nhiều người gọi đùa Xô Viết Liên Bang là Xô Viết tang hoang), những lực lượng “chống Mỹ cực đoan” của Iran, Venuzuela, Al Qaeda… đã làm cho Mỹ phải “xét lại” những chuyện cần làm ngay bây giờ trước khi cuộc chiến xảy ra. Sau đây là ngững “nan đề” mà các giới chức cầm quyền Mỹ đặt hết mọi quan tâm vào để tìm giải pháp đối phó. Những “yếu huyệt” của Mỹ sẽ bị địch tấn công, đó là:
1. Tấn công mạch điện từ tính điện tử (Electro-magnetic Pulse, EMP).
Trong trường hợp có đối đầu về quân sự thì chắc chắn Trung Cộng và Nga sẽ là hai đối thủ của Mỹ trong tương lai gần. Nếu cuộc chiến xảy ra, địch quân có thể tấn công mạch điện từ tính điện tử của Mỹ bằng hỏa tiễn liên lục địa (intercontinental ballistic missile, ICMB), bắn từ tàu ngầm (submarine-launched ballistic missile, SLBM), hỏa tiễn tầm xa, từ vệ tinh trang bị đầu đạn hạch tâm để gây hư hại tất cả hệ thống đường dây điện trên đất Mỹ. Nó sẽ làm tê liệt các máy điện toán và các khí cụ điện tử tương tự. Như thế, hầu hết các kỹ nghệ, thương mại, quân sự… sẽ bị tấn công, làm nền kinh tế Mỹ ngưng trệ. Các vệ tinh của Mỹ nằm trong tầm nổ cũng bị hư hại, ảnh hưởng đến các hệ thống chỉ huy quân sự, kiểm soát, truyền tin, máy điện toán, tình báo, theo dõi và trinh sát (military command, control, communications, computers, intelligence, surveillance and reconnaissance, C4ISR) (sẽ đề cập ở đoạn sau). Các hỏa tiễn liên lục địa, hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn cũng bị vô hiệu hóa.
Người Mỹ có thể quyết định đánh trước, nhưng Nga Tàu cũng sẽ có phương tiện đánh trả với hỏa tiễn bắn từ tàu ngầm và gây ra cùng một hậu quả khủng khiếp.
2. Tấn công điện toán (Cyber attack)
Tại Mỹ, từ cơ chế và kỹ nghệ quốc phòng, hệ thống chỉ huy điều hành quân đội, hệ thống ngân hàng, tài chánh, hệ thống truyền thông điện tử; hệ thống điện nước; hệ thống ống dẫn dầu và hơi đốt; hệ thống điều khiển lưu thông, hệ thống C4ISR, hệ thống vận hành hỏa tiễn, kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh đến các dịch vụ chính quyền tùy thuộc vào máy điện toán. Hệ thống điện toán sẽ là một con dao hai lưỡi. Nó thúc đẩy nền kinh tế và cơ chế quốc phòng tiến bộ hơn nhưng nó cũng tạo ra một nhược điểm tiềm ẩn có thể bị ngưng trệ nếu địch quân tấn công hệ thống điện toán.
Các tên hacker (phá hoại điện toán) của Trung Công, Nga có thể hợp tác với các tin tặc của các nước thù Mỹ như Iran, Bắc Hàn, Venezuela, Cuba, Syria để phá rội hệ thống điện toán của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra. Nếu Mỹ không chuẩn bị đối phó với loại tấn công như vậy sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo. Một cuộc tấn công như vậy sẽ làm tê liệt nước Mỹ hay ít nhất sẽ gây khó khăn hoặc ngưng trện nhiều hoạt động thường nhật.
Trực thăng Apache AH 64.
3. Tấn công theo sách lược “cuộc chiến bất cân xứng”.
Mỹ có thể bị tấn công bất cân xứng (asymmetric attack) như vụ 11 tháng 9, 2001. Một nhóm nhỏ, với tư tưởng liều chết, chỉ cần những thiết bị thô sơ cũng gây thiệt hại nặng cho Hoa Kỳ, một thiệt hại không cân bằng (lopsided casualty ratio) mà địch quân gây cho Mỹ. Bọn chúng có thể dùng các khí cụ thô sơ chế tạo tại chỗ, bom xe, mìn bẫy, ôm bom tự sát v.v… Lính Mỹ không thể thấy, biết địch thủ của họ. Họ đang chiến đấu với kẻ thù "ma" (phantom enemy) một quân đội vô hình (invisible army) nên rất khó chiến thắng. Ngoài ra, địch quân còn có thể xử dụng vũ khí sinh hóa hoặc các hỏa tiễn địa không xách tay (man portable surface to air missiles) tấn công máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh ở các phi trường hoặc các vũ khí mạch điện từ tính điện tử không hạch tâm (non-nuclear electromagnetic pulse weapons) đánh vào các thành phố ở Mỹ.
4. Tấn công vào hệ thống kiểm soát và chỉ huy của Mỹ
Nga Tàu có thể tấn công vào hệ thống C4ISR của Mỹ. C4ISR, viết tắt của: Command, control, communications, computers (C4), intelligence, surveillance and reconnaissance (chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy điện toán, tình báo, theo dõi và trinh sát) sẽ là mục tiêu hàng đầu bởi vì đó là lực lượng chính của Mỹ. Nếu vô hiệu hóa được C4ISR sẽ xem như vô hiệu hóa được toàn nước Mỹ.
Quân đội Mỹ được liệt vào hạng hùng mạnh nhất hoàn vũ với hệ thống C4ISR tân tiến và tinh vi. Các loại vệ tinh gián điệp, tình báo, trinh sát, quân sự…của Mỹ có thể thu và truyền đi mọi dữ kiện tình báo trên căn bản thời gian thực (real time basis) và rất tinh vi. Với các thiết bị nhạy cảm của nó, từ trên cao vài trăm dặm, có thể khám phá các vật có khổ cỡ nhỏ đến 1/10 mét trên mặt đất. Vệ tinh cũng có thể thấy xuyên qua mây, dù thời tiết xấu hay đêm tối. Vệ tinh Mỹ cũng có thể nghe, theo dõi các vụ điện đàm, email, fax, télégram… một cách chính xác.
Ngoài các nhiệm vụ vừa kể, vệ tinh còn được dùng để dẫn đường, đặc biệt nhất là hướng dẫn hỏa tiễn vận hành, hỏa tiễn tuần thám, máy bay và các hệ thống vũ khí "tinh khôn" khác đánh vào mục tiêu. C4ISR đã làm cuộc cách mạng hóa chiến tranh (revolutionizing warfare). Ngày nay, một nguyên tắc chiến tranh mới nổi lên trong chiến trường hiện đại: "Nếu kẻ thù thấy được bạn; bạn sẽ bị giết" (If the enemy sees you; you are dead).
Để chống lại C4ISR, chắc chắn Nga Tàu và các kẻ thù của Mỹ sẽ áp dụng đòn bẩn, một cuộc chiến tranh không cân xứng chẳng hạn, trong đó, họ sẽ nghiên cứu cách vô hiệu hóa C4ISR. Tàu Cộng dự định áp dụng chiến lược "đánh bại thế thượng phong bằng thế hạ phong" (defeating a superior with an inferior)" có tên là “shashaojian” hay "cái chùy đinh của kẻ ám sát" (assassin’s mace) để chống lại Mỹ khi họ không thể nào thực hiện được hệ thống tiên tiến như C4ISR. Có thể, họ nghiên cứu các vũ khí chống vệ tinh hay vô hiệu hóa mục tiêu bằng cách tạo ra các phương pháp hay vật liệu làm nhiễu loạn điện tử (electronic jamming), phá các mạch điện từ tính điện tử (electro-magnetic pulse generation), bám vào (bumping) và thực sự phá hủy mục tiêu (physically destroying target) hay va chạm vào các vệ tinh làm cho văng ra quỹ đạo (out of orbit) hoặc cho nổ để bắn rơi vệ tinh. Nga Tàu sẽ cố công vô hiệu hóa C4ISR để tạo cho Mỹ, theo lời của Mao Trạch Đông: “Mỹ sẽ như một người mù cố gắng bắt cá bằng tay không" (America would be like a blind man trying to catch fish with his bare hands)".
Chúng ta chờ xem thử Nga Tàu Cộng sẽ làm được gì!
5. Tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ.
Hàng không mẫu hạm là rường cột của quân đội Mỹ. Mỹ không có đối thủ: 12 chiếc hàng không mẫu hạm, Trung Cộng không có chiếc nào. Từ tháng 6 đến tháng 8, 2004, lần đầu tiên Mỹ biểu dương lực lượng, tụ hợp cùng lúc 7 hàng không mẫu hạm trong vùng biển Trung quốc. Đây là một màn phô trương lực lượng lớn nhất mà thế giới chưa bao giờ thấy. Mỹ nhắc cho rằng nếu Tàu Cộng dùng vũ lực đối với Đài Loan, Nam Hàn hay Nhật hay “lén phéng” với các lực lượng Mỹ, sẽ phải chiến đấu với kiểu đáp ứng như thế (have to contend with this kind of response).
Để đối lại với kiểu như vậy, có thể, Tàu Cộng có thể sử dụng hỏa tiễn tầm ngắn và trung (medium- and short-range ballistic missiles), hỏa tiễn siêu âm chính xác (supersonic and highly accurate cruise) có thể được gắn các đầu đạn quy ước, chống phóng xạ, tầm nhiệt, hay mạch điện từ tính điện tử, hỏa tiễn thủy lôi SHKVAL có tên "Gió Hú" (Squall) do Nga chế tạo. Ngoài ra, Nga Tàu dùng mìn dưới nước đẩy đi bằng hỏa tiễn, nổi từ đáy lên sẽ được tàu ngầm thả dọc theo lộ trình của hàng không mẫu hạm Mỹ.
Ngoài ra, họ sẽ tấn công Mỹ theo kiểu: cải biến máy bay cũ thành máy bay không người lái trang bị hỏa tiễn để lao xuống mục tiêu theo kiểu bỏ bom "kamikaze" màn người Nhật đã áp dụng.
6. Trở ngại đạ lý.
Một điều được đặt ra cho giới chức cầm quyền Mỹ là trở ngại về địa lý của Mỹ.
Lãnh thổ Mỹ nằm xa các lục địa khác. Nếu có một cuộc chiến, việc tiếp vận cho quân đội là một nan đề, Mỹ phải băng qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hoặc Đại Tây Dương để mang vật dụng tiếp liệu cho chiến trường, phải sẽ đi xa hàng ngàn dặm qua đường biển, dễ dàng trở thành mục tiêu cho các tàu ngầm của Nga Tàu. Nếu chúng dùng các loại mìn nổi từ đáy lên (bottom-rising sea mines), siêu ngư lôi hủy-diệt (supercavitating rocket torpedoes) và hỏa tiễn siêu âm (supersonic cruise missiles) sẽ gây nguy hiểm không những cho hàng không mẫu hạm mà cả các tàu vận tải, các xà lan chở xăng dầu.
Ngoài ra, các hành lang không trung cũng bị nguy hiểm, ngay cả Mỹ có lực lượng bảo vệ. Việc bảo vệ rất hạn chế vì quãng đường quá xa, khó có đủ lực lượng hộ tống, bảo vệ. Cho dù Mỹ có "lực lượng sẵn sàng" (forces in being) và "hậu cứ tại chỗ" (logistics in place) trong nhiều căn cứ quân sự rải khắp thế giới nhưng khi cuộc chiến bắt đầu, các căn cứ này sẽ là mục tiêu đầu tiên bị địch thủ tấn công.
Pháo đài bay B-52 Stratofortress A-10 đang tung mây.
Cho dù Mỹ tin rằng sẽ áp dụng trận chiến hạch tâm để mang về chiến thắng (nuclear war is winnable) sẽ không có chuyện hủy hoại hỗ tương (mutually assured destruction), nếu điều nầy xảy ra, sẽ là một thảm họa chung cho nhân loại.
Tuy nhiên, các kế hoạch mới cũng có nhiều người chỉ trích, trong đó có một số nhà khoa học hạt nhân (như ông Sidney Drell) hay những người chủ trương kiểm soát vũ khí. Họ lo ngại sở hữu vũ khí hạt nhân nhỏ và chính xác hơn sẽ cản trở nỗ lực chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Một trong số đó là Thượng nghị sĩ Dân Chủ Dianne Feinstein của California. Bà nói:
-"Chính quyền Bush dường như đang tiến đến việc coi vũ khí hạt nhân giống như các loại vũ khí thông thường khác".
Không phải đến bây giờ người Mỹ mới cải tiến các thiết bị cho quân đội mà họ đã có chương trình từ nhiều thập niên trước. Một thiết bị đến tay binh sĩ tại mặt trận phải qua nhiều thời gian, nhiều giai đoạn. Ban đầu, các chiến lược gia quốc phòng và chính phủ cùng nhau bàn bạc, sắp đặt kế-hoạch, phương thức, chiến thuật chiến lược… sao cho phù hợp với nhu cầu của chiến tranh mới. Khi đồng thuận bước đầu, họ mới mới kêu gọi các nhà thầu, các hãng xưởng quốc phòng đến đấu thầu để các hãng thầu nghiên cứu, thí nghiệm. Khi sản phẩm thành công, còn phải qua giai đoạn thử nghiệm. Lúc tất cả mọi chuyện đều hoàn hảo, mới đi vào sản xuất số nhiều để đưa ra chiến trường. Có những chương trình thành công, cũng có chương trình thất bại tuy tốn kém rất nhiều.
Trong cuốn “Chiến binh của Thế kỷ 21” (21st Century soldieres), tác giả cho ta nhiều tài liệu được giới chức quốc phòng cho giải mật về các thiết bị trong thế kỷ nầy, từ hạ tầng (là các chiến binh) đến thượng tầng (các Bộ chỉ huy đầu não) của quân đội Mỹ. Xin giới thiệu một số trang cụ đang được quân đội Mỹ xử dụng:
1. Súng laser chống hỏa tiễn gắn trên phi-cơ.
Danh từ khoa học “Laser” có nghĩa là một loại máy có khả năng tạo một luồng ánh sáng với cường độ mạnh. Trước kia, với kỹ-thuật còn phôi-thai, các hỏa-tiễn phóng ra thường không chính xác. Khi phát minh ra laser, người Mỹ áp-dụng trong sản-xuất các loại vũ-khí. Các loại hỏa tiễn của Mỹ phóng ra (trên phi-cơ hay giàn phóng) đều được tia sáng laser hướng dẫn tới mục tiêu nên rất chính xác.
Trong kế hoạch “Chiến tranh các vì sao” với nhiệm vụ phòng thủ lãnh thổ khi bị tấn công, Hoa-Kỳ sẽ áp dụng nhiều thành tựu khoa học mới. Mỹ đã thí nghiệm thành công việc dùng hỏa tiển bắn hạ một hỏa tiễn khác đang bay. Ngoài ra, ngành công nghiệp và quốc phòng đã thí nghiệm một kiểu máy bay phản lực Jumbo có trang bị súng laser để bắn hạ hỏa tiển. Với thành tựu nầy sẽ là yếu tố then chốt giúp hệ thống phòng thủ dể dàng bắn hạ hỏa tiển đối phương nhắm vào đất Hoa Kỳ.
Sơ đồ hoạt động của Hệ thống định vị toàn cầu.
Với kế hoạch nầy, các máy bay sẽ bay tuần tiểu tại các vùng quan trọng với cao độ trên 12 ngàn thước (quân đội Mỹ dùng Boeing 747-400). Các hệ thống quan sát sử dụng tia laser sẽ theo dõi tất cả mọi hoạt động trong phạm vi giới hạn, sẽ thông báo mọi diễn tiến của hoạt động khả nghi (hỏa tiễn địch) về máy bay. Khi đã phát giác, nó sẽ theo sát hỏa tiễn trong lúc các hệ thống trên máy bay sẽ tính toán phương hướng, vận-tốc, và các dữ liệu khác của hỏa tiễn để ước tính các chi tiết cần thiết đối phó. Sau một thời gian rất ngắn ước tính, một chùm tia laser sẽ được phóng từ phi-cơ đến hỏa tiễn đang bay trong khoảng từ 3 đến 5 giây đủ sức xuyên thủng lớp vỏ hỏa tiễn để kích nổ để phá hủy nó trên không trung trước khi đến mục tiêu đối phương đã nhắm đến.
Riêng về loại “vũ khí laser” hyperboloid còn kinh khủng hơn nhiều. Nó có thể cắt đứt, phá hũy cả một con tàu, một nhà máy, hệ thống phòng thủ kiên cố, các cơ sở sản-xuất, đường sá, gây xáo trộn môi trường ngoài việc dả thương sinh vật. Trong tương lai, nếu không có đạo luật hạn chế thử nghiệm, sản xuất, xử dụng sẽ gây những nguy hại to lớn không thể kể xiết.
2. Laser dò mìn.
Ngoài áp dụng laser cho chiến lược phòng thủ nói trên, các nhà khoa học Mỹ tại căn cứ quân sự Waynesville, Missouri vừa sáng chế ra hệ thống dò mìn mới. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật laser để phát giác và phá hủy mìn bẫy, bom đạn... nằm rải rác trên chiến trường. Những thứ nầy là mối đe dọa cho mọi người vì có thể nổ bất cứ lúc nào.
Hệ thống dò mìn Zeus của Mỹ gồm một máy phóng laser cực mạnh đặt trên một chiếc xe bọc thép (để giữ an toàn cho quân nhân xử dụng). Người lính ngồi trong xe dùng một cần điều khiển để phóng của chùm laser ra vùng cần dò mìn bẫy. Một chùm laser có công suất từ 500 đến 2.000 Watt có thể xuyên thủng vỏ thép của mìn bẫy, bom đạnlàm cho chúng bùng nổ.
Theo các chuyên gia Mỹ, Zeus có thể phát giác tất cả các bom đạn, mìn bẫy (vỏ nhựa, kim loại) ở khoảng cách từ 25 đến 250 mét. Yếu điểm của Zeus là chùm laser không thể xuyên sâu xuống đất nên Zeus thích hợp cho việc dò bom mìn ở chiến trường chứ chưa thể dò mìn chôn sâu dưới đất được.
3. Vũ khí thời tiết HAARP.
Chương trình mang tên HAARP có khả năng chế ngự khí hậu: có thể tạo ra những thay đổi thời tiết tại địa phương được chọn làm mục tiêu, có thể gây ra lũ lụt, bão và động đất.
Chương trình nầy ra đời tại Gokoma, tiểu-bang Alaska, với sự bảo trợ của Không quân và Hải quân Mỹ, HAARP là một trong những loại vũ khí tinh vi mới của Chiến lược phòng thủ của Mỹ. HAARP gồm một hệ thống antena cực mạnh có thể “tạo ra những thay đổi có thể kiểm soát được trong tầng điện ly”. Hệ thống nầy tạo một sự thay đổi thời tiết theo ý muốn, là một tiến bộ của nhân loại có thể làm thay đổi thiên-nhiên. Theo tờ Times của Anh cho biết: “các phương pháp được sử dụng bao gồm kích hoạt những cơn giông bão, khiến nước của các dòng sông bốc hơi để từ đó xuất hiện mưa, gây ngập lụt ở các mục tiêu trên trái đất mà Mỹ muốn”.
Phi cơ tàng hình F-117 đang tung mây lướt gió.
Được biết sóng điện từ tần số thấp, khi dội về trái đất ở cường độ cao cũng có thể tác động đến não bộ con người, đến điện từ trường của trái đất, làm xáo trộn các hệ thống sinh thái, ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu, nông nghiệp. HAARP là một thứ “vũ khí” hết sức nguy hiểm, có thể thay đổi bộ mặt trái đất.
Chương trình nầy bị các tổ-chức bảo vệ môi-trường ở Mỹ phản đối. Tiến sĩ Nicholas Begich, một trong những người đi đầu trong chiến dịch chống HAARP gọi nó như “một công nghệ phát sóng radio siêu mạnh có thể tập trung các tia sóng và làm thủng tầng điện ly” (ozone) (tầng nằm trên cao trong bầu khí quyển, có nhiệm vụ bảo vệ trái đất). Tiến sĩ Rosalie Bertell, một khoa học gia cho rằng "Các chuyên gia quân đội Mỹ đang làm việc trong những hệ thống thời tiết được xem là vũ khí tiềm năng".
4. Packbot, robot chiến trường.
Trên mặt trận Afghanistan, Quân đội Mỹ đưa robot có tên Packbot vào chiến trường, đảm nhiệm những sứ mệnh nguy hiểm thay con người. Packbot được giao cho Đại úy Robert Merritt, người chỉ-huy đơn vị lục quân tại căn cứ Bagram, Afghanistan điều khiển. Nó chuyên thám thính, đánh hơi những khu vực nguy hiểm và gửi về căn cứ các bức ảnh, tin tức. Ngoài ra, robot còn có nhiệm vụ kiểm soát các bãi chiến trường sau trận chiến, thám sát các tòa nhà, hang động. Mỗi chiếc xe robot Packbot trị giá 45.000 Mỹ-kim.
Các nhà khoa học Mỹ dự trù sẽ cải cách robot Packbot này bằng cách lắp thêm camera, súng, ống và lựu đạn cho nó để có thể được sử dụng vào nhiều việc khác: nhiệm vụ của một binh sĩ hoặc như một chuyên viên để thám sát địa thế, theo dõi, báo cáo chất độc tại chiến trường.
5. Robot Tìm Địch Quân.
Cũng trên mặt trận Afghanistan, lần đầu tiên trong quân sử, Quân lực Mỹ đưa rô bô vào chiến trường. Ngày 29-7-2002, Sư Đòan 82 Không Kỵ Mỹ, căn cứ tại Fort Bragg, đã sử dụng robot Hermes để len-lỏi vào các hang động ở Afghanistan để lục soát tìm người, khí tài của quân khủng bố al Qaeda. Robot Hermes dài 3 feet, nặng 43 lbs, di chuyển nhờ hai bánh kéo bằng dây xích như bánh xe tăng màu xanh lục.
Trên thân robot Hermes được đặt hai máy camera. Những hình ảnh quay được sẽ được truyền bằng sóng điện từ cho người điều khiển ở ngoài hang. Bánh xích của robot có thể vượt qua mọi chướng ngại, có thể len lỏi qua những hóc kẹt rất nhỏ mà quân nhân hay quân khuyển không lọt qua được, tránh được hơi độc, chất độc có thể gây thương vong cho binh sĩ. Robot Hermes còn dùng để tiền sát hay rà mìn bẫy, giúp cho binh sĩ tránh khỏi những cuộc phục kích hay bị mìn bẫy sát thương. Với mìn bẫy gài trên cao, robot cũng phát giác được nhờ máy camera.
2 Chiến đấu cơ F-16 bay chung với 4 chiếc X-45.
Mỗi robot Hermes có thể mang theo 12 camera, nhiều súng tự động hay phóng lựu, được điều khiển từ xa. Robot Hermes có giá 40.000 Mỹ kim mỗi chiếc. Chính nhờ những chiếc “lính robot” nầy đã gây thiệt hại cho quân Taliban rất nhiều, làm cho cuộc chiến tiêu diệt Taliban sớm kết thúc, đỡ thiệt hại nhân mạng cho quân Mỹ rất nhiều mà theo dự trù, con số tổn thất khá cao.
6. Súng laser, bom vi-ba.
Đây là loại vũ-khí chưa được xử dụng, là súng hay bom khi nổ không có miểng, đả thương con người bằng tia laser và các sóng vi-ba, không làm chết người mà chỉ gây thương tật suốt đời. Tia laser sẽ làm mù mắt, sóng vi-ba sẽ làm phỏng da trầm-trọng, nước trong cơ thể con người sẽ bị nung sôi, địch quân sẽ cảm thấy nóng nảy, khó chịu tột độ cho dù núp, trốn bất cứ nơi đâu. Đây là loại vũ-khí nguy hiểm vì nó không làm chết ngay địch quân mà gây thương tật vĩnh viễn, tạo một gánh nặng tài chánh (phải nuôi nấng thương binh suốt đời) và tâm-lý (sợ sệt) cho quốc gia địch. Trước đây, loại mìn “con cóc” cũng không làm chết người (khi đạp phải, nó nhày lên ngang gối mới nổ làm cho địch quân gãy chân, phải cưa chân, thành phế nhân) nhưng để lại cho xã hội gánh nặng từ các thương binh nầy.
Bom súng laser nầy bị các tổ chức nhân quyền khắp nơi phản đối kịch liệt nên các chuyên gia quân sự Anh Mỹ e ngại chưa cho mang ra xử dụng. Trước đó, các nhà bảo vệ nhân quyền đã nhờ đến luật-pháp quốc-tế để có biện pháp chế tài loại vũ khí nầy. Tuy vậy, nhờ kẻ hở của luật pháp: “trong một quyết-định quốc tế vào ngày 30-10-2000 cho phép ứng-dụng tia sáng laser để chế tạo loại vũ khí “không giết người” (non-lethal)” nên các chuyên gia Anh Mỹ lợi-dụng kẻ hở của luật trên để chế tạo loại vũ-khí đặc-biệt nầy.
7. Phi Cơ Không Ngưới Lái.
Một điều cần biết khác, đó là các phương tiện, các trang cụ “không người lái” khác như phi cơ không người lái, tàu ngầm không người lái… có thể thi hành những nhiệm vụ như những phi cơ, tàu chiến có người lái để thi hành các nhiệm vụ đặc biệt do nhiều lý do mà Bộ chỉ huy quyết định phương tiện nào nên dùng tùy theo từng chiến trường, từng mục tiêu.
Ngày nay, phi cơ không người lái là một trong những phương tiện tham chiến chủ lực của Hoa Kỳ. Qua cuộc chiến tại Afghanistan, khả năng của Pradator được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Thứ nhất, an toàn cho sinh mạng binh sĩ Mỹ. Về giá thành, tổn phí một chiếc Pradator khoảng từ 4 triệu Đô la, quá rẻ so với chiếc F-22 của Mỹ giá 1 triệu mà F-22 lại cần phi công để lái. Chiếc F-22 đầu tiên được chuyến giao cho Không Quân Mỹ tại Căn cứ Nellis vào ngày 14-01-2003. Hiện tại, trong các kho của Mỹ có đến hàng ngàn chiếc máy bay không người lái, đủ kiểu, đủ cỡ, từ loại nhỏ xíu nằm trong lòng bản tay (là loại thám thính) đến loại lớn như một máy bay dân dụng cỡ trung bình, trong đó Global Hawk là một trong vài loại hữu hiệu nhất.
Global Hawk RQ-4 đang bay.
Global Hawk được các kỹ-sư và chuyên-viên thuộc Trung tâm Hàng không Ryan, thuộc tập-đoàn Grumman Northrop Corporation của Mỹ thiết kế và chế-tạo. Chi phí mỗi chiếc máy bay nầy từ 10 đến 20 triệu USD tùy theo các trang-bị phụ. Global Hawk hoạt động do thám trên một vùng diện tích rộng đến 137.000 km2, vẫy vùng liên tục trên không trung lâu đến 36 giờ đồng hồ. Với các thiết-bị sẵn có, nó có thể nghe trộm đường truyền tín hiệu, bằng radar hay sóng hồng ngoại, nó đánh dấu các mục tiêu, sau đó ghi hình các hoạt động dưới mặt đất trong khu-vực hoạt-động. Quân đội Mỹ sử dụng Global Hawk để mục đích phát giác, phân loại, theo-dõi và giám sát đối phương từ xa mà vẫn rõ ràng, các tin tức ghi nhận từ mục tiêu đang hoạt động.
Tuy không cần người lái nhưng loại phi cơ nầy hoạt động rất đắc lực. Chỉ huy phó của Osama bin Laden là Mohammed Atef cùng với hàng chục tên tay chân thân tín của Atef đã bị phi cơ không người lái Predator giết chết. Gần đây, một phi-cơ không người lái đã giết chết Qaed Salim Sinyan al-Harthi vào ngày 11/2/2002 tại Yemen. Tên nầy là trưởng nhóm Al Qaeda tại Yemen, nghi can chính trong vụ tấn công vào chiếc Khu trục hạm Mỹ USS Cole.
Những chiếc phi cơ như vậy đã giúp quân Mỹ rất nhiều. Người ta dự đoán, chỉ trong vòng 20 năm nữa, loại máy bay nầy sẽ thay thế cho nhiều loại máy bay cần người điều khiển.
Ngoài ra, hiện nay (chưa nói đến chuyện tương lai), quân đội Mỹ được trang bị những phương tiện tối tân cho người chiến binh như quân phục thông minh, các loại vũ khí cá nhân hay cộng đồng tối tân, các loại trang cụ dành cho từng loại chiến trường, từng thời tiết.
Một ổ Đại liên có 3 khẩu, mỗi khẩu có 6 nòng.
Lại nữa, việc di chuyển từ điểm này đến điểm khác trên thế giới, hoặc bay thẳng lên Trạm Quốc tế Alpha mà chỉ mất 2 giờ sẽ không còn là chuyện viễn tưởng nữa. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sắp đưa ra mô hình phi cơ siêu thanh, có thể biến trở ngại không gian thành chuyện dễ dàng. Chẳng hạn thế hệ siêu thanh X-43 có thể bay cao đến 33 cây số với vận tốc độ 6.000 km/h, tức là vượt quá Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh).
* Với chiếc X-43A có gắn động cơ đặc biệt, được gọi là "động cơ tổng hợp", bởi nó kết hợp nguyên lý động cơ của máy bay phản lực và hỏa tiễn, lấy ôxy trực tiếp từ không khí nên có hiệu suất cao gấp 5 đến 10 lần hiệu suất của động cơ phản lực thường. Động cơ của X-43A chạy bằng hydro lỏng, có thể đạt tốc độ Mach 7, thậm chí lên tới Mach 10 (gấp 7 hay 10 vận tốc âm thanh (300.0000 km/s).
* X-43 C: Động cơ hoạt động theo nguyên lý động cơ máy bay siêu thanh của Không lực Hoa Kỳ, tốc độ tối đa của X-43C sẽ là từ Mach 5 đến Mach 7.
* Phi cơ siêu thanh lớn nhất của NASA là X-43B, là loại máy bay tổng hợp tất cả lợi thế của hai loại Hyper-X nói trên.
Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về chương trình phát triển vũ khí cũng như các khí tài quân sự, trong đó có chương trình hạt nhân mới sau khi xem xét ngân sách quốc phòng. Bộ Quốc Phòng muốn tiến hành nhiều chương trình nhưng vấn đề ngân sách là một trở ngại lớn.
Hiện nay, Trung Cộng đang hiện đại hóa quân sự cùng chương trình không gian với việc phóng các phi thuyền Thần Châu cùng nhiều vệ tinh quân sự. Đây là một thách thức lớn trước Bộ Quốc Phòng cũng như quân đội Mỹ.
Ngoài ra, trong vài năm gần đây, Nga cũng đã cho tái phối trí các lực lượng quân sự của họ nhằm lấy lại thế siêu cường với Mỹ kể từ năm 1991, năm mà chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ đã kéo theo đội quân “nhân dân không đánh mà tan”. Biến cố Gruzia gần đây cho thấy quyết tâm của nhóm “Cộng Sản bảo thủ” muôn khơi đậy cái đống tro tàn “Cộng Sản” để hăm dọa các nước nhỏ lân bang và lôi kéo đồng minh để chống lại Mỹ, kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản. Sau khi đưa quân sang xâm lăng Gruzia, khi bị Phó tổng thống Mỹ tố cáo Nga xâm lược Gruzia, gọi hành động quân sự nầy là "sự sỉ nhục với những tiêu chuẩn văn minh", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố:
-“Nga không muốn mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn xấu đi, đồng thời sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong các vấn đề chiến lược”.
Trả lời phỏng vấn hôm 5-9-2008, ông ta nói:
-"Chúng tôi không mong một mối quan hệ xấu với Mỹ. Đó không phải là lựa chọn của chúng tôi, nhưng nếu phía Mỹ không muốn hợp tác trong vấn đề này hay vấn đề khác chúng tôi không thể ép buộc họ".
Sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia, nhiều giới phân tích quân sự, chính trị phương Tây chỉ trích Mỹ và đồng minh đã không phát hiện sớm ý đồ quân sự của Nga, dẫn đến phản ứng chậm chạp. Thực sự, không như vậy. Tờ “Tin tức phòng vệ” của Mỹ tiết lộ rằng: “Mỹ không hề bất ngờ trước hành động quân sự của Nga”. Tờ báo nầy trích dẫn lời của Phó Cục trưởng Cục Tình báo Quân sự Mỹ là ông Robert Kaerdiluo, trước khi xảy ra chiến tranh giữa Nga và Gruzia, các Cơ quan Tình báo Mỹ đã có phán đoán rằng chắc chắn sẽ xảy ra xung đột giữa Nga và Gruzia. Họ dẫn chứng: Vào tháng 7-2008, khi 1.650 binh sĩ thuộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và quân đội Gruzia, trong cuộc tập trận chung mang tên “Phản ứng nhanh 2008” thì Nga điều động hơn 8.000 binh sĩ đến khu vực bắc Kavkaz tiến hành “Diễn tập Chống khủng bố”. Sau khi cuộc chiến Nga và Gruzia xảy ra, số quân Nga tham chiến chính là số quân nói trên.
Ngoài ra, nhiều cơ quan tình báo, thám không, điệp vụ, vệ tinh viễn thông, vệ tinh quân sự…cung cấp các tin tức, âm thanh, hình ảnh cho nhiều cơ quan quân sự của Mỹ liên hệ đến biến cố nầy. Nhiều cơ quan Tình báo Mỹ cũng phát hiện thấy tín hiệu thông tin liên lạc quân sự tại khu vực biên giới của Nga và Gruzia, tập trung rất nhiều so với bình thường. Những dấu hiệu này đều là tín hiệu dự báo một cuộc xung đột quân sự sắp xảy ra.
Mỹ đã xây dựng mạng lưới trinh sát, theo dõi không gian ba chiều nhằm vào Nga với các hình thức trinh sát, giám sát ở cả lục, hải, không quân Nga và nhiều nước khác, kể cả vũ trụ. Tướng Gromov, Phó Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga thông báo, Mỹ có ít nhất 12-13 vệ tinh đang tiến hành các hoạt động trinh sát, gián điệp, tình báo nhằm vào lãnh thổ Nga. Ngoài ra Mỹ còn có nhiều phi cơ trinh sát có người lái và không người lái liên tục hoạt động trên không tại châu Âu, nhiều lần xâm nhập, quấy rối ở khu vực biên giới giữa Nga và Gruzia. Ông ta còn cho hay, theo thống kê của Lực lượng Phòng không Nga, các chuyến bay trinh sát của Mỹ và NATO đã thực hiện trên không phận nước Nga đã vượt qua con số 1.000 lần mỗi năm.
Các giới chức quân sự Mỹ tin rằng các vệ tinh và phi cơ trinh sát không những chụp ảnh, thu thập tin tức, theo dõi tình hình điều động, tập trung lực lượng của quân Nga mà còn có thể thu tín hiệu vô tuyến, theo dõi được hệ thống chỉ huy, hay các lệnh lạc của quân đội Nga nên họ đã tập trung tối đa cho các hoạt động như thế.
Theo sự chuyển biến tình hình quân sự trên thế giới trong vài năm gần đây, cùng với sự bành trướng quân sự của Trung Cộng, sự khôi phục quân sự của Nga, sư hung hăng của Iran, Bắc Hàn, Nicaragoa,… các điểm nóng nầy đã trở thành mục tiêu theo dõi, giám sát của các cơ quan tình báo Mỹ, nhất là các cơ quan tình báo quốc phòng.
Trước tình thế mới trên toàn cầu nầy như vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn nâng cấp những đầu đạn có sẵn lên mức có thể phá hủy những boongke ở độ sâu trong lòng dất hay thiết kế vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ nhằm vào các kho vũ khí sinh hoá của các nước thù địch hung hăng như Bắc Hà, Iran, hay Nga, Tàu Cộng. Bộ Quốc Phòng Mỹ đang tìm cách thuyết phục Uỷ ban vũ trang của Lưỡng viện Quốc Hội dỡ bỏ các lệnh cấm làm ngăn trở các kế hoạch của họ để chống lại các thế lực quân sự như Nga, Tàu, Trung Cộng, Ấn Độ.
4 chiếc chiến đấu cơ Thunder Bolt bay trong đội hình.
F. NHỮNG NAN ĐỀ CỦA MỸ.
Tình hình chính trị, thương mại, quân sự… gần đây có dấu hiệu của những đối đầu trầm trọng sắp xảy ra. Một sự “hiện đại hóa quân sự” của Tàu Cộng, sự “trỗi dậy” sau khi “tang hoang” của Liên bang Nga (nhiều người gọi đùa Xô Viết Liên Bang là Xô Viết tang hoang), những lực lượng “chống Mỹ cực đoan” của Iran, Venuzuela, Al Qaeda… đã làm cho Mỹ phải “xét lại” những chuyện cần làm ngay bây giờ trước khi cuộc chiến xảy ra. Sau đây là ngững “nan đề” mà các giới chức cầm quyền Mỹ đặt hết mọi quan tâm vào để tìm giải pháp đối phó. Những “yếu huyệt” của Mỹ sẽ bị địch tấn công, đó là:
1. Tấn công mạch điện từ tính điện tử (Electro-magnetic Pulse, EMP).
Trong trường hợp có đối đầu về quân sự thì chắc chắn Trung Cộng và Nga sẽ là hai đối thủ của Mỹ trong tương lai gần. Nếu cuộc chiến xảy ra, địch quân có thể tấn công mạch điện từ tính điện tử của Mỹ bằng hỏa tiễn liên lục địa (intercontinental ballistic missile, ICMB), bắn từ tàu ngầm (submarine-launched ballistic missile, SLBM), hỏa tiễn tầm xa, từ vệ tinh trang bị đầu đạn hạch tâm để gây hư hại tất cả hệ thống đường dây điện trên đất Mỹ. Nó sẽ làm tê liệt các máy điện toán và các khí cụ điện tử tương tự. Như thế, hầu hết các kỹ nghệ, thương mại, quân sự… sẽ bị tấn công, làm nền kinh tế Mỹ ngưng trệ. Các vệ tinh của Mỹ nằm trong tầm nổ cũng bị hư hại, ảnh hưởng đến các hệ thống chỉ huy quân sự, kiểm soát, truyền tin, máy điện toán, tình báo, theo dõi và trinh sát (military command, control, communications, computers, intelligence, surveillance and reconnaissance, C4ISR) (sẽ đề cập ở đoạn sau). Các hỏa tiễn liên lục địa, hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn cũng bị vô hiệu hóa.
Người Mỹ có thể quyết định đánh trước, nhưng Nga Tàu cũng sẽ có phương tiện đánh trả với hỏa tiễn bắn từ tàu ngầm và gây ra cùng một hậu quả khủng khiếp.
2. Tấn công điện toán (Cyber attack)
Tại Mỹ, từ cơ chế và kỹ nghệ quốc phòng, hệ thống chỉ huy điều hành quân đội, hệ thống ngân hàng, tài chánh, hệ thống truyền thông điện tử; hệ thống điện nước; hệ thống ống dẫn dầu và hơi đốt; hệ thống điều khiển lưu thông, hệ thống C4ISR, hệ thống vận hành hỏa tiễn, kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh đến các dịch vụ chính quyền tùy thuộc vào máy điện toán. Hệ thống điện toán sẽ là một con dao hai lưỡi. Nó thúc đẩy nền kinh tế và cơ chế quốc phòng tiến bộ hơn nhưng nó cũng tạo ra một nhược điểm tiềm ẩn có thể bị ngưng trệ nếu địch quân tấn công hệ thống điện toán.
Các tên hacker (phá hoại điện toán) của Trung Công, Nga có thể hợp tác với các tin tặc của các nước thù Mỹ như Iran, Bắc Hàn, Venezuela, Cuba, Syria để phá rội hệ thống điện toán của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra. Nếu Mỹ không chuẩn bị đối phó với loại tấn công như vậy sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo. Một cuộc tấn công như vậy sẽ làm tê liệt nước Mỹ hay ít nhất sẽ gây khó khăn hoặc ngưng trện nhiều hoạt động thường nhật.
Trực thăng Apache AH 64.
3. Tấn công theo sách lược “cuộc chiến bất cân xứng”.
Mỹ có thể bị tấn công bất cân xứng (asymmetric attack) như vụ 11 tháng 9, 2001. Một nhóm nhỏ, với tư tưởng liều chết, chỉ cần những thiết bị thô sơ cũng gây thiệt hại nặng cho Hoa Kỳ, một thiệt hại không cân bằng (lopsided casualty ratio) mà địch quân gây cho Mỹ. Bọn chúng có thể dùng các khí cụ thô sơ chế tạo tại chỗ, bom xe, mìn bẫy, ôm bom tự sát v.v… Lính Mỹ không thể thấy, biết địch thủ của họ. Họ đang chiến đấu với kẻ thù "ma" (phantom enemy) một quân đội vô hình (invisible army) nên rất khó chiến thắng. Ngoài ra, địch quân còn có thể xử dụng vũ khí sinh hóa hoặc các hỏa tiễn địa không xách tay (man portable surface to air missiles) tấn công máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh ở các phi trường hoặc các vũ khí mạch điện từ tính điện tử không hạch tâm (non-nuclear electromagnetic pulse weapons) đánh vào các thành phố ở Mỹ.
4. Tấn công vào hệ thống kiểm soát và chỉ huy của Mỹ
Nga Tàu có thể tấn công vào hệ thống C4ISR của Mỹ. C4ISR, viết tắt của: Command, control, communications, computers (C4), intelligence, surveillance and reconnaissance (chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy điện toán, tình báo, theo dõi và trinh sát) sẽ là mục tiêu hàng đầu bởi vì đó là lực lượng chính của Mỹ. Nếu vô hiệu hóa được C4ISR sẽ xem như vô hiệu hóa được toàn nước Mỹ.
Quân đội Mỹ được liệt vào hạng hùng mạnh nhất hoàn vũ với hệ thống C4ISR tân tiến và tinh vi. Các loại vệ tinh gián điệp, tình báo, trinh sát, quân sự…của Mỹ có thể thu và truyền đi mọi dữ kiện tình báo trên căn bản thời gian thực (real time basis) và rất tinh vi. Với các thiết bị nhạy cảm của nó, từ trên cao vài trăm dặm, có thể khám phá các vật có khổ cỡ nhỏ đến 1/10 mét trên mặt đất. Vệ tinh cũng có thể thấy xuyên qua mây, dù thời tiết xấu hay đêm tối. Vệ tinh Mỹ cũng có thể nghe, theo dõi các vụ điện đàm, email, fax, télégram… một cách chính xác.
Ngoài các nhiệm vụ vừa kể, vệ tinh còn được dùng để dẫn đường, đặc biệt nhất là hướng dẫn hỏa tiễn vận hành, hỏa tiễn tuần thám, máy bay và các hệ thống vũ khí "tinh khôn" khác đánh vào mục tiêu. C4ISR đã làm cuộc cách mạng hóa chiến tranh (revolutionizing warfare). Ngày nay, một nguyên tắc chiến tranh mới nổi lên trong chiến trường hiện đại: "Nếu kẻ thù thấy được bạn; bạn sẽ bị giết" (If the enemy sees you; you are dead).
Để chống lại C4ISR, chắc chắn Nga Tàu và các kẻ thù của Mỹ sẽ áp dụng đòn bẩn, một cuộc chiến tranh không cân xứng chẳng hạn, trong đó, họ sẽ nghiên cứu cách vô hiệu hóa C4ISR. Tàu Cộng dự định áp dụng chiến lược "đánh bại thế thượng phong bằng thế hạ phong" (defeating a superior with an inferior)" có tên là “shashaojian” hay "cái chùy đinh của kẻ ám sát" (assassin’s mace) để chống lại Mỹ khi họ không thể nào thực hiện được hệ thống tiên tiến như C4ISR. Có thể, họ nghiên cứu các vũ khí chống vệ tinh hay vô hiệu hóa mục tiêu bằng cách tạo ra các phương pháp hay vật liệu làm nhiễu loạn điện tử (electronic jamming), phá các mạch điện từ tính điện tử (electro-magnetic pulse generation), bám vào (bumping) và thực sự phá hủy mục tiêu (physically destroying target) hay va chạm vào các vệ tinh làm cho văng ra quỹ đạo (out of orbit) hoặc cho nổ để bắn rơi vệ tinh. Nga Tàu sẽ cố công vô hiệu hóa C4ISR để tạo cho Mỹ, theo lời của Mao Trạch Đông: “Mỹ sẽ như một người mù cố gắng bắt cá bằng tay không" (America would be like a blind man trying to catch fish with his bare hands)".
Chúng ta chờ xem thử Nga Tàu Cộng sẽ làm được gì!
5. Tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ.
Hàng không mẫu hạm là rường cột của quân đội Mỹ. Mỹ không có đối thủ: 12 chiếc hàng không mẫu hạm, Trung Cộng không có chiếc nào. Từ tháng 6 đến tháng 8, 2004, lần đầu tiên Mỹ biểu dương lực lượng, tụ hợp cùng lúc 7 hàng không mẫu hạm trong vùng biển Trung quốc. Đây là một màn phô trương lực lượng lớn nhất mà thế giới chưa bao giờ thấy. Mỹ nhắc cho rằng nếu Tàu Cộng dùng vũ lực đối với Đài Loan, Nam Hàn hay Nhật hay “lén phéng” với các lực lượng Mỹ, sẽ phải chiến đấu với kiểu đáp ứng như thế (have to contend with this kind of response).
Để đối lại với kiểu như vậy, có thể, Tàu Cộng có thể sử dụng hỏa tiễn tầm ngắn và trung (medium- and short-range ballistic missiles), hỏa tiễn siêu âm chính xác (supersonic and highly accurate cruise) có thể được gắn các đầu đạn quy ước, chống phóng xạ, tầm nhiệt, hay mạch điện từ tính điện tử, hỏa tiễn thủy lôi SHKVAL có tên "Gió Hú" (Squall) do Nga chế tạo. Ngoài ra, Nga Tàu dùng mìn dưới nước đẩy đi bằng hỏa tiễn, nổi từ đáy lên sẽ được tàu ngầm thả dọc theo lộ trình của hàng không mẫu hạm Mỹ.
Ngoài ra, họ sẽ tấn công Mỹ theo kiểu: cải biến máy bay cũ thành máy bay không người lái trang bị hỏa tiễn để lao xuống mục tiêu theo kiểu bỏ bom "kamikaze" màn người Nhật đã áp dụng.
6. Trở ngại đạ lý.
Một điều được đặt ra cho giới chức cầm quyền Mỹ là trở ngại về địa lý của Mỹ.
Lãnh thổ Mỹ nằm xa các lục địa khác. Nếu có một cuộc chiến, việc tiếp vận cho quân đội là một nan đề, Mỹ phải băng qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hoặc Đại Tây Dương để mang vật dụng tiếp liệu cho chiến trường, phải sẽ đi xa hàng ngàn dặm qua đường biển, dễ dàng trở thành mục tiêu cho các tàu ngầm của Nga Tàu. Nếu chúng dùng các loại mìn nổi từ đáy lên (bottom-rising sea mines), siêu ngư lôi hủy-diệt (supercavitating rocket torpedoes) và hỏa tiễn siêu âm (supersonic cruise missiles) sẽ gây nguy hiểm không những cho hàng không mẫu hạm mà cả các tàu vận tải, các xà lan chở xăng dầu.
Ngoài ra, các hành lang không trung cũng bị nguy hiểm, ngay cả Mỹ có lực lượng bảo vệ. Việc bảo vệ rất hạn chế vì quãng đường quá xa, khó có đủ lực lượng hộ tống, bảo vệ. Cho dù Mỹ có "lực lượng sẵn sàng" (forces in being) và "hậu cứ tại chỗ" (logistics in place) trong nhiều căn cứ quân sự rải khắp thế giới nhưng khi cuộc chiến bắt đầu, các căn cứ này sẽ là mục tiêu đầu tiên bị địch thủ tấn công.
Pháo đài bay B-52 Stratofortress A-10 đang tung mây.
Cho dù Mỹ tin rằng sẽ áp dụng trận chiến hạch tâm để mang về chiến thắng (nuclear war is winnable) sẽ không có chuyện hủy hoại hỗ tương (mutually assured destruction), nếu điều nầy xảy ra, sẽ là một thảm họa chung cho nhân loại.
Tuy nhiên, các kế hoạch mới cũng có nhiều người chỉ trích, trong đó có một số nhà khoa học hạt nhân (như ông Sidney Drell) hay những người chủ trương kiểm soát vũ khí. Họ lo ngại sở hữu vũ khí hạt nhân nhỏ và chính xác hơn sẽ cản trở nỗ lực chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Một trong số đó là Thượng nghị sĩ Dân Chủ Dianne Feinstein của California. Bà nói:
-"Chính quyền Bush dường như đang tiến đến việc coi vũ khí hạt nhân giống như các loại vũ khí thông thường khác".
Chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt II.
Không quân Mỹ đang có kế hoạch tăng cường Không lực. Từ chiếc phóng pháo cơ B-52 Stratofortress A-10 với 50 năm phục vụ là loại được xếp vào hạng “cổ lỗ sĩ” được thay bằng các chiếc A-10 Thunderbolt (sấm sét) với hỗn danh là Warthog (Heo Rừng), giá 11.7 triệu Đô La chưa kể các trang bị thêm. Không quân Hoa Kỳ đang định mua thêm một số chiến đấu cơ vượt âm F-22 Raptors trong kế hoạch tăng cường không lực. Theo Associated Press, không quân Mỹ hiện có trong tay 183 chiếc Raptors và muốn tăng lên 381 chiếc. Mỗi chiếc F-22 Raptors có giá 191 triệu đôla sơ khởi. F-22 được cho là loại máy bay tính năng vượt trội, có thể 'làm chủ bầu trời' vì di chuyển nhanh, khống chế được các loại radar và có động cơ đôi khiến nó có thể bay nhanh hơn tiếng động. Máy bay này do hãng Lockheed Martin tại Georgia và Texas chế tạo cánh máy bay do hãng Boeing sản xuất, động cơ do công ty Pratt & Whitney cung cấp. Tổng cộng việc nghiên cứu và sản xuất các máy bay F-22 Raptors đã tiêu tốn của ngân sách chính phủ Mỹ 65 tỷ đôla.
Một chiếc chiếc A-10 Thunderbolt II đang bắn hỏa tiễn.
Ngoài ra, không quân Mỹ cũng mua thêm hơn 1.700 máy bay phản lực F-35 Lightning. Mỗi chiếc F-35 trị giá 104 triệu Đô la.
Tướng James Poss, phụ trách tình báo tại Chỉ huy sở Không quân, được AP trích lời:
-“… đang tồn tại một sự hiểu lầm, rằng nay chỉ còn đe dọa từ Trung Đông. Chúng ta ở phương Tây đã tự ru ngủ mình bằng ý tưởng rằng Chiến tranh lạnh đã kết thúc, đã hết thời cạnh tranh quân sự và cả thế giới tuân thủ việc giảm chạy đua quân sự mà chúng ta tuyên bố".
Riêng ông Gates cũng cảnh báo nguy cơ một cuộc 'Chiến tranh lạnh mới'.
Ngân sách của bộ Quốc phòng Mỹ cho năm 2008 là 657 tỷ đôla, bao gồm cả chi phí cho cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Hạ viện Mỹ đã đồng ý tạm chi 523 triệu Dollar cho ngân sách quốc phòng năm 2009 để mua thêm chiến đấu cơ trong chương trình tăng năng lực cho Không quân Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét