Mật khẩu phổ biến nhất và
“tệ” nhất trên mạng Internet là từ “password” (mật khẩu). Theo
danh sách xếp hạng thường niên những mật khẩu Internet dễ bị tin tặc tấn
công nhất thì “password” lại chính là mật khẩu có nguy cơ bị lợi dụng
cao nhất hiện nay. Mật khẩu là chìa khóa để người dùng Internet
truy cập các trang cá nhân.
Đã hơn 20 năm nay,
những công ty khác nhau lập danh sách xếp hàng các mật khẩu
phổ biến nhất. Danh sánh này không thay đổi từ năm này sang năm
khác. Đứng thứ nhất vẫn là từ “password” rồi đến mật khẩu
được tạo bằng các con số liền kề “123456”. Trong top 20 còn có các
mật khẩu “qwerty”, “iloveyou” và “111111”. Để giải thích điều đó
nên hỏi ý kiến của chuyên viên trong lĩnh vực tâm lý học. Sau
đây là ý kiến của ông Sergei Ryzhikov, Tổng Giám đốc công ty
“1-C-Bitrix”: “Hiện nay, người dùng Internet phải đăng ký trên mấy
chục trang điện tử, và trang nào cũng phải có mật khẩu. Vì
thế người ta sử dụng mật khẩu dễ nhớ nhất. Người dùng
Internet không muốn thay đổi mật khẩu quen thuộc. Đa số người
thích các mật khẩu đơn giản dễ nhớ và cứ tin tưởng rằng,
không ai biết login của họ và không ai đoán được kết hợp login
với chữ “password”. Đây là vấn đề tâm lý”.
Tất
nhiên, với mật khẩu qúa đơn giản gia tăng nguy cơ bị tin tặc
tấn công, chúng có thể đột nhập vào nhiều tài khoản chỉ bằng cách
thử liên tục những mật khẩu phổ biến. Theo kết quả cuộc nghiên cứu
do công ty Mỹ “Imperva” thực hiện, hacker chỉ mất hai giây để đột
nhập trang cá nhân với mật khẩu phổ biến. Còn nếu mục tiêu
tấn công là một mạng xã hội hoặc site cụ thể thì trong thời
gian 15 phút bọn tin tặc truy cập được hàng nghìn tài khoản!
Thời gian gần đây, các chuyên viên phụ trách các trang web mở
rộng chiến dịch chống thái độ coi thường chế độ bảo vệ tài
khoản cá nhân. Khi người truy cập Internet dùng mật khẩu lần
đầu tiên thì password của họ được đánh giá một cách máy móc:
“tốt” hay “xấu”, “phức hợp” hay “đơn giản”. Các ngân hàng làm
việc với thông tin bí mật phải được bảo vệ bổ sung vì thế
các mật khẩu dùng một lần được gửi qua tin nhắn SMS. Theo ý
kiến của chuyên viên Sergei Ryzhikov, trong điều kiện hiện nay khi
gia tăng nguy cơ bị tin tặc tấn công, có thể sử dụng các biện
pháp khác nhau: “Mật khẩu là một trong những công cụ bảo vệ
thông tin cá nhân. Không ai có thể bảo đảm rằng, mật khẩu phức
hợp gồm 27 chữ số và chữ cái được bảo vệ vững chắc khỏi vụ
tấn công tin tặc vì chúng đã lập trình đặc biệt có thể
“đọc” mật khẩu vào lúc bạn đang gõ trên bàn phím. Bảo đảm an
toàn có nghĩa là áp dụng gói biện pháp khác nhau. Một bộ
phận quan trọng là trình độ kiến thức của người dùng Internet.
Cần phải nhận thức được rõ về các rủi ro, biết áp dụng
các mật khẩu phức hợp. Hiểu biết này phải vào chương trình
giáo dục, kể cả trong trường phổ thông”.
Giới
chuyên viên nhận định rằng, mật khẩu qúa đơn giản tạo nguy cơ đe
dọa không chỉ tài khoản cá nhân mà còn toàn bộ hệ thống máy
tính với mật khẩu tương tư. Tức là đe dọa toàn bộ công ty. Vì
thế nhiều công ty phương Tây áp dụng hệ thống phức tạp tiếp
cận máy tính điện tử trên bàn làm việc. Để khởi động máy,
nhân viên phải dùng mấy mật khẩu khác nhau, chẳng hạn, dùng USB
làm “chìa khóa” bảo mật.
Theo Tiếng nói nước Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét