Đánh giá về tình báo Trung Quốc: Như chiếc máy hút bụi
"Gián điệp Trung Quốc" đang lan tỏa khắp nơi và tấn công
nhiều quốc gia. Mỹ kêu gọi các đồng minh tăng cường nỗ lực chống gián
điệp kinh tế của Bắc Kinh. Từ cuối năm ngoái, Đức đã gọi Trung Quốc là
vương quốc tin tặc và trung tâm chính của mạng lưới đánh cắp bí mật
thương mại. Nga đang truy tố công dân Trung Quốc hoạt động gián điệp,
thu thập dữ liệu về hệ thống tên lửa S-300. Liệu nguy cơ gián điệp Trung
Quốc có thực sự là mối đe dọa lớn hay không?
Nhiều
người cố gắng tìm hiểu vấn đề này, kể cả nhà phân tích chính trị Nga
Oleg Glazunov, người cách đây vài năm đã tổng kết thông tin về tình báo
Trung Quốc hiện đại. Kết luận chính rút ra: Trung Quốc có cơ quan tình
báo đông đảo nhất, hoạt động trên nguyên tắc thu hút sự hợp tác của tất
cả cộng đồng Trung Quốc, cho dù họ sống ở bất cứ nơi nào. Lực lượng đặc
nhiệm Trung Quốc tuân thủ chiến lược "gián điệp toàn bộ." Với mục đích
này, an ninh Trung Quốc thậm chí khuyến khích công dân di cư ra nước
ngoài, vì tin rằng cho dù các công dân của họ có di chuyển đến bất cứ
nơi nào thì vẫn trung thành với quê cha đất tổ. Nghĩa là Trung Quốc có
thể sử dụng người đồng hương di cư ra nước ngoài trong mục đích gián
điệp.
Phải nói rằng công dân Trung Quốc bình thường
thu thập thông tin ở nước khác, không thực sự được "mã hóa". Theo số
liệu của ông Glazunov, tại biên giới Nga Trung Quốc ở Viễn Đông, nhiều
người Trung Quốc dễ dàng trà trộn và đề nghị dân địa phương bán các bloc
máy bay. Nhiều khi người Trung Quốc thu mua một cách bất hợp pháp các
bộ phận và thiết bị mà họ đặt mua chính thức. Tương tự như vậy, mới đây
một công dân của Trung Quốc là Tong Shenyunom đã bị bắt ở Matxcova và
chuyển giao cho tòa án. Người này đã cố gắng mua tài liệu về hệ thống
tên lửa S-300 mà Trung Quốc đã mua của Nga từ lâu và cho sản xuất hàng
loạt. Do đâu mà có sự quan tâm như vậy? Bắc Kinh không tin là Nga bán
các cho họ các phiên bản S-300 tiên tiến nhất. Và quan trọng nhất, Trung
Quốc muốn lập các nhà máy riêng để sản xuất các thiết bị quân sự mà Nga
sẽ không bán cho họ nữa. Trả lời phỏng vấn đài "Tiếng nói nước Nga",
ông Andrei Masalovich, chuyên gia về gián điệp Internet cho biết:
“Lịch
sử hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở Nga không giới hạn trong một
loại vũ khí. Đối với gián điệp Trung Quốc, một trong những ưu tiên là
sao chép các loại vũ khí thành công nhất của Nga – bắt đầu từ Su-33 và
kết thúc bằng tên lửa và hàng không mẫu hạm. Đó là chiến lược có chủ ý
của một nước lớn – chiếm lĩnh được tất cả những thứ mong muốn bằng đủ
mọi cách rồi đưa vào sản xuất trong nước.” Đối với Hoa Kỳ, gián điệp
Trung Quốc còn gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Cộng đồng người Trung Quốc ở
Mỹ rất đông, cơ quan tình báo Mỹ khó mà phân loại được ai là người lưu
vong tư tưởng, ai là điệp viên tình báo đang trà trộn giữa những công
dân tuân thủ pháp luật. Tại Washington đã xảy ra mấy cuộc scandal rùm
beng, khi một số nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc lưu vong vì chống
cộng sản, trên thực tế hóa ra lại là điệp viên cung cấp thông tin cho
lực lượng an ninh của Bắc Kinh.
Và, tất nhiên, phải
nói đến mối đe dọa trong không gian mạng. Mỹ thường xuyên lên tiếng cáo
buộc Trung Quốc trong vấn đề này. Tháng Sáu năm nay, công ty Google
thông báo rằng tin tặc đã đột nhập vào tài khoản của vài trăm người sử
dụng dịch vụ thư Gmail, bao gồm cả tài khoản các quan chức cấp cao của
Mỹ. Một số người ở Washington vội vã tuyên bố rằng rất có thể chính phủ
Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng này.
Tuy
nhiên, theo các chuyên gia, lợi thế chính của mật vụ Trung Quốc là tính
đại chúng. Các chuyên gia thậm chí còn so sánh tình báo Trung Quốc với
chiếc máy hút bụi, tức là thu thập tất cả mọi thứ.
Theo Tiếng nói nước Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét