Trung Quốc đã có được thuộc tính
mới của một cường quốc. Đến năm 2020, hệ thống dẫn đường vệ tinh Beidou
của nước này sẽ trở thành hệ thống toàn cầu. Điều này được ủy viên E
Peytszyan tuyên bố. Hệ thống "Beidou" của Trung Quốc sẽ trở thành một
đối thủ cạnh tranh thực sự với GLONASS của Nga và GPS của Mỹ.
Hệ thống "Beidou" sẽ có thể cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới trong lĩnh vực dẫn đường và báo giờ với độ chính xác và độ tin cậy cao. Dành cho mục đích này sẽ thành lập nhóm 35 vệ tinh. Bây giờ đã có 19 vệ tinh và có thể cung cấp một loạt các dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải cho hầu hết các nước châu Á. Trung Quốc đã cung cấp cho họ dịch vụ định vị "Beidou" từ cuối năm ngoái. Chuyên gia độc lập Andrey Ionov cho biết rằng hệ thống được đưa vào hoạt động sớm hơn hạn định ba năm:
Hệ thống "Beidou" sẽ có thể cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới trong lĩnh vực dẫn đường và báo giờ với độ chính xác và độ tin cậy cao. Dành cho mục đích này sẽ thành lập nhóm 35 vệ tinh. Bây giờ đã có 19 vệ tinh và có thể cung cấp một loạt các dịch vụ trong lĩnh vực hàng hải cho hầu hết các nước châu Á. Trung Quốc đã cung cấp cho họ dịch vụ định vị "Beidou" từ cuối năm ngoái. Chuyên gia độc lập Andrey Ionov cho biết rằng hệ thống được đưa vào hoạt động sớm hơn hạn định ba năm:
“Đối
với các chương trình không gian của Trung Quốc, tôi muốn nhấn mạnh rằng
đó tốc độ chưa từng thấy. Thông thường, họ chậm hơn nhiều. Tại sao họ
đạt được tốc độ cao như vậy? Làm thế nào để liên quan đến hạn vào năm
2020? Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ trở ngại nào ngăn cản Trung Quốc
thực hiện chương trình này, thậm chí có thể hoàn thành trước năm 2020.
Điều này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thế giới.”
Ngày
hôm nay, về nguyên tắc, tất cả khách hàng trên thế giới có thể sử dụng
dịch vụ GLONASS của Nga và GPS của Mỹ. Các hệ thống này đang cung cấp
dịch vụ hoàn chỉnh và tin cậy. Vậy thì cần gì phải có thêm hệ thống định
vị toàn cầu của Trung Quốc? Câu trả lời là rất đơn giản, ông Andrey
Ionov nói:
“Định vị vệ tinh bây giờ là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của vũ khí chính xác. Một đất nước không có hệ thống dẫn đường vệ tinh của riêng mình, trên thực tế vẫn chưa có vũ khí chính xác. Một quốc gia có một hệ thống như vậy, thì không sợ rằng vũ khí chính xác của đất nước bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành sắt vụn. Điều này chắc chắn liên quan với an ninh quốc gia và quốc phòng.”
“Định vị vệ tinh bây giờ là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của vũ khí chính xác. Một đất nước không có hệ thống dẫn đường vệ tinh của riêng mình, trên thực tế vẫn chưa có vũ khí chính xác. Một quốc gia có một hệ thống như vậy, thì không sợ rằng vũ khí chính xác của đất nước bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành sắt vụn. Điều này chắc chắn liên quan với an ninh quốc gia và quốc phòng.”
Trung
Quốc quan tâm đến ảnh hưởng quân sự-chính trị ngày càng gia tăng ở châu
Á của đối thủ chính là Hoa Kỳ và tìm cách đáp trả. Rõ ràng, bước đột
phá trong hệ thống định vị toàn cầu sẽ tăng cường an ninh của Trung
Quốc. Nếu không có nó, Trung Quốc không thể thực sự cạnh tranh với Hoa
Kỳ.
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đã công bố
một dự án đầy tham vọng vào đêm trước phiên họp quốc hội. Tại hội nghị
này sẽ hình thành ban lãnh đạo mới thế hệ thứ năm của Trung Quốc. Ông
Tập Cận Bình và ê-kíp của ông cho thấy rằng họ có ý định tăng cường vai
trò của Trung Quốc với tư cách là cầu thủ toàn cầu. Và để làm điều này
họ cần đến những đột phá trong lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn đứng sau hai
cường quốc là Hoa Kỳ và Nga.
Đặc biệt, trước hội nghị
NPC Trung Quốc đã tuyên bố đưa vào sử dụng cảng quân sự mới tại Thanh
Đảo dành riêng cho hạm đội tàu sân bay. Bây giờ Trung Quốc chỉ có một
tàu sân bay, nhưng mục đích thành lập nhóm tàu sân bay được đặt ra một
cách rõ ràng.
Mục tiêu đạt bước đột phá trong thám
hiểm vũ trụ cũng vậy. Mấy hôm trước đã công bố kế hoạch thực hiện một
bước đột phá công nghệ trong xây dựng tên lửa mang thế hệ mới sử dụng
nhiên liệu rắn. Địa điểm đặc biệt để bố trí tên lửa mang là sân bay vũ
trụ thứ tư của Trung Quốc. Không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều
sân bay vũ trụ như vậy. Sân bay mới sẽ được bố trí trên đảo Hải Nam -
điểm gần nhất trong nước với đường xích đạo. Điều này sẽ cho phép giảm
đáng kể chi phí nhiên liệu đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo. Trung Quốc có kế
hoạch thực hiện tại đây 12 chuyến phóng tàu vũ trụ mỗi năm. Trước hết là
vệ tinh hạng nặng, trạm không gian và phương tiện để khám phá không
gian sâu thẳm.
Theo TNN Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét