Lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa diễn ra vào đầu năm 2011 tại bãi thử nghiệm Utah, thuộc căn cứ của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, phần phát sóng vi ba năng lượng cao HPM chưa được thử nghiệm.
Theo hợp đồng trị giá 38 triệu USD, trong 3 năm, Boeing sẽ cung cấp cho Không quân Mỹ 5 tên lửa loại này, trong đó 2 tên lửa sẽ được lắp thiết bị HPM do hãng Ktech sản xuất.
Mô hình minh họa tên lửa điện từ phát sóng vi ba năng lượng cao (CHAMP). |
CHAMP là vũ khí phi sát thương nhưng cực kỳ mạnh mẽ trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu điện tử của đối phương mà quân đội không cần dùng đến súng, đạn.
Tính "hủy diệt mềm" của loại vũ khí này được đánh giá cao so với các loại bom tấn công các mục tiêu ẩn nấp dưới lòng đất hay được ngụy trang, bởi sóng vi ba có thể xuyên qua sắt thép, bê tông...và xâm nhập vào trung tâm chỉ huy dưới lòng đất gây ra đoản mạch và phá hủy các linh kiện điện tử trong máy tính, nguồn cung cấp điện, thiết bị thông tin liên lạc và các thiết bị liên quan.
Trong quá trình thử nghiệm tên lửa đã tấn công vào một tập hợp các mục tiêu mô phỏng, và kết quả xác nhận rằng tên lửa này có thể kiểm soát được trong khi trong khi sử dụng một hệ thống phát sóng vi ba năng lượng cao chống lại nhiều mục tiêu và nhiều địa điểm.
Các nhà hoạch định chiến lược quân đội Mỹ đang tìm giải pháp tạo ra một thiết bị HPM có khả năng phát sóng vi ba nhiều lần, có khả năng tấn công mục tiêu ở nhiều khu vực khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét